[Ngứa da đầu] Tìm hiểu 10+ nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :12/01/2023

Ngứa da đầu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề về da và sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ngứa da đầu

Điều này có thể phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý hoặc cách chăm sóc tóc và da đầu. Dưới đây là một số tác nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng ngứa da đầu, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay viêm da tiết bã nhờn là tình trạng viêm da phổ biến khiến da bị đỏ, bong tróc và rất ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Bao gồm da đầu, cổ, gáy hoặc trên khuôn mặt.

Khi bệnh ảnh hưởng đến da đầu đôi khi còn được gọi là gàu. Gàu kiến da đầu ngứa dữ dội kèm theo hiện tượng bong tróc các mảng vảy trắng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Viêm da tiết bã trên da đầu có thể điều trị được bằng các loại dầu gội đặc trị, dược phẩm không kê đơn để ngăn không cho vảy rơi ra. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể sẽ được điều trị bằng dầu gội trị gàu theo toa và kem Steroid.

Bệnh vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch kích hoạt quá nhiều tế bào da phát triển trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Bao gồm cả da đầu.

Bệnh vẩy nến trên da đầu có các biểu hiện gần giống như gàu. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không phải là gàu và việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn hơn.

Các biểu hiện cơ bản của bệnh vẩy nến da đầu bao gồm:

  • Hình thành các mảng da bám trên da đầu thường phổ biến ở đường chân tóc và gáy.
  • Xuất hiện các mảng da bong tróc màu trắng và đỏ.
  • Da đầu rất khô dẫn đến tình trạng ngứa ngáy liên tục.
  • Chảy máu hoặc bị rò rỉ dịch.
  • Rụng tóc đối với các trường hợp nghiêm trọng.

ngứa da đầu

Bệnh chàm

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến da đầu và làm cho da bị bạn ngứa, bong tróc. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chàm da đầu.

Các cơn ngứa do chàm có thể khác nhau về mức độ, tuy nhiên nó sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu da của người bệnh gãi hoặc làm tổn thương da.

Các dấu hiệu của bệnh chàm trên da đầu bao gồm:

  • Da đầu nổi lên các mảng đỏ hoặc hồng nhạt.
  • Có cảm giác giống như bỏng, rát nhẹ trên da đầu.
  • Da thường ngứa hoặc rất ngứa.

Chàm trên da đầu là một tình trạng khá phức tạp và người bệnh nên nhờ sự tư vấn, chăm sóc của bác sĩ da liễu.

Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da đầu

Da đầu bị ngứa, khô và bong tróc có thể liên quan đến các sản phẩm chăm sóc tóc hoặc da đầu. Do đó, hãy thử độ dị ứng của các loại dầu gội hoặc sản phẩm da đầu trước khi sử dụng để tránh kích ứng.

Tình trạng dị ứng thường phổ biến ở những người nhuộm tóc hoặc thường xuyên thay đổi kiểu tóc.

Chấy rận

Da đầu ngứa là triệu chứng phổ biến nhất của việc nhiễm chấy. Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm chấy, hãy nhờ ai đó kiểm tra da đầu và tóc để tìm dấu hiệu của những sinh vật này.

Bạn có thể nhìn thấy chấy hoặc trứng của chúng trên tóc của bạn. Những cơn ngứa thường là do chấy bò trên da đầu của bạn gây ra.

Chấy rận thường phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ được gây ra bởi một con bọ nhỏ, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể, bao gồm cả da đầu.

Ngứa là dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất của bệnh ghẻ. Các triệu chứng thường trở nên dữ dội vào ban đêm đến mức khiến người bệnh không ngủ được.

Rối loạn thần kinh

Đôi khi tình trạng ngứa da đầu không nổi mề đay mẩn ngứa hoặc các phản ứng da khác là dấu hiệu rối loạn thần kinh. Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh bao gồm tiểu đường và Zona thần kinh.

Bệnh thần kinh có thể dẫn đến những vết sẹo sâu, kéo dài và làm hỏng dây thần kinh của bạn. Đôi khi người bệnh có thể bị rụng tóc tạm thời.

Ung thư da

Ung thư da có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Bao gồm cả da đầu và các bộ phận khác liên quan đến vùng đầu.

Trên đầu có rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Do đó ung thư da đầu là một tình trạng nghiêm trọng và cần nhận được sự quan tâm đúng đắn.

Các triệu chứng cơ bản của ung thư da đầu bao gồm việc ngứa da, xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti. Đặc biệt là trên da đầu có thể xuất hiện rất nhiều vảy da, bã nhờn và có xu hướng phát triển theo thời gian.

Ung thư da đầu là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Do đó nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ bản thân bị ung thư da đầu. Người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể liên quan đến việc bị ngứa da đầu bao gồm:

  • Bệnh lý như Parkinson và HIV cũng có thể liên quan đến tình trạng ngứa và bong tróc vảy trên da đầu.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp cũng được cho là có liên quan đến tình ngứa da đầu. Nhiều chuyên gia cho rằng thiếu vitamin D và một số khoáng chất nhất định có thể làm da đầu suy yếu và dễ bị kích ứng.
  • Không vệ sinh da đầu thường xuyên khiến bụi bẩn, nấm mốc có cơ hội phát triển.
  • Căng thẳng, stress cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ngứa da đầu.

Thông thường tình trạng ngứa da đầu có thể kiểm soát được bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Các triệu chứng thường được cải thiện sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bị ngứa da đầu phải làm sao để khắc phục?

Ngứa da đầu nên làm gì có lẽ là câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc. Nếu hay bị ngứa rát da đầu, bạn hãy thử áp làm theo một số lời khuyên dưới đây của chuyên gia để giảm ngứa hiệu quả.

Thay đổi dầu gội – Ngứa da đầu gội gì?

Việc sử dụng dầu gội, dầu xả, sản phẩm dưỡng tóc không phù hợp còn có thể khiến da đầu khô hoặc hoặc tiết dầu nhiều hơn. Từ đó dẫn đến ngứa da đầu và dễ gây các bệnh da liễu.

Nếu bạn cảm thấy sản phẩm đang dùng không phù hợp với da đầu. Hãy ngừng sử dụng ngay và thay đổi sang loại khác.

Khi bị ngứa da đầu, tốt nhất hãy sử dụng các sản phẩm cho tóc có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đun nước gội đầu từ bồ kết, sả, hà thủ ô, vỏ bưởi,… Đây đều là những cách gội đầu được các bà các mẹ xưa kia áp dụng. Vừa thơm, mượt tóc lại tốt cho da đầu.

thay đổi dầu gội hạn chế ngứa da đầu

Mát xa da đầu

Để mát xa trị ngứa da đầu, bạn nên dùng kèm thêm các loại tinh dầu có tính kháng khuẩn, giảm ngứa. Như tinh dầu trà xanh, nha đam, oải hương, bưởi,… Đều đặn làm một thời gian là tình trạng ngứa sẽ thuyên giảm.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần xịt chút tinh dầu lên da đầu rồi dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng. Vừa làm giảm tình trạng ngứa da đầu, vừa giúp bạn thư giãn. Liệu pháp này còn đặc biệt hiệu quả khi bạn bị ngứa da đầu khi nóng.

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn

Tình trạng ngứa da đầu dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có liên quan đến yếu tố ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đồ ăn cay, nóng thì các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng bài tiết, đào thải độc tố của cơ thể.

Xem thêm: Trị tàn nhang bằng mật ong: Bỏ túi 20 công thức đơn giản, hiệu quả

Cách điều trị ngứa da đầu đơn giản từ thiên nhiên

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những người bị ngứa da đầu mà không phải do bệnh lý. Nếu bạn gặp phải vấn đề về da liễu, có thể kết hợp những cách dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị. Tuy nhiên không thể thay thế liệu pháp mà bác sĩ đưa ra.

Giấm táo

Giấm táo có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm, có thể hỗ trợ giảm ngứa và khắc phục tình trạng viêm da, nấm da.

Cách làm:

  • Giấm táo pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
  • Dùng hỗn hợp này để xả tóc, giúp đỡ ngứa và giảm tróc vảy da đầu.

Dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà mang lại cảm giác the mát giúp giảm ngứa da đầu hiệu quả. Đặc biệt, nó còn có khả năng chống viêm, chống nấm, sát trùng, rất tốt cho người mắc viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, nấm da đầu hoặc bị chấy.

Cách làm:

Cách 1: Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu vào cùng dầu gội để gội đầu

Cách 2: Nhỏ một ít tinh dầu lên tay hoặc xịt vào da đầu rồi mát xa trực tiếp

Bồ kết

Bồ kết vốn nổi tiếng từ xưa đến nay là một loại “thần dược” dành cho tóc và da đầu. Lý do là bởi trong trái bồ kết chứa saponaretin và flavonozit với công dụng chống siêu vi trùng.

Dùng saponin có khả năng làm sạch cao, trị gàu, trị ngứa. Đồng thời, gội đầu bằng bồ kết còn giúp tóc bóng mượt và thúc đẩy mọc tóc.

Cách làm:

  • Nướng bồ kết trên than cho đến khi có mùi thơm và ngả màu cánh gián.
  • Bẻ nhỏ những quả bồ kết vừa nướng rồi cho vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 5-10 phút.
  • Sau khi nguội, bạn dùng nước này để gội đầu.

Nha đam

Da khô là một trong những nguyên nhân gây ngứa da đầu. Vì vậy, bạn cần một chất cấp ẩm tự nhiên và có tính kháng khuẩn nhưng dịu nhẹ như nha đam.

Bạn hãy thoa gel nha đam lên da đầu, giữ khoảng 20 phút và gội sạch bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện phương pháp này hai lần một tuần để đạt hiệu quả cao.

Dầu dừa

Dầu dừa là một loại chất cấp ẩm tự nhiên khác có tác dụng đánh bại chứng ngứa da đầu rắc rối.

Để thực hiện, bạn hãy đun nhẹ dầu dừa rồi massage lên vùng da đầu và cả mái tóc khoảng 2 lần một tuần. Dầu sẽ làm dịu cơn ngứa và nuôi dưỡng da đầu hiệu quả.

Mật ong

Mật ong nguyên chất là sản phẩm tự nhiên có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, loại nguyên liệu này còn chứa vitamin B2 và B5 làm dịu chứng viêm da.

Để làm mặt nạ mật ong cho da đầu, bạn hãy trộn đều mật ong và nước theo tỷ lệ 9:1. Bạn hãy xả tóc với nước, thoa nhẹ hỗn hợp lên da đầu trong khoảng 2–3 phút rồi dùng khăn để ủ tóc trong khoảng 3 giờ trước khi gội sạch với nước.

Dầu ô liu

Giống với dầu dừa, dầu ô liu có thể dùng để cấp ẩm cho da đầu và nuôi dưỡng tóc phát triển toàn diện.

Bạn hãy massage một ít dầu ô liu lên da đầu rồi dùng khăn ủ trong khoảng 4 đến 6 giờ hoặc giữ qua đêm. Sau đó, bạn hãy gội đầu với dầu gội tự nhiên. Phương pháp này giúp làm dịu phần da đầu bị ngứa, cấp ẩm và nuôi dưỡng da đầu.

Dùng bơ và chuối trị ngứa da đầu

Bơ và chuối từ lâu đã trở nên nổi tiếng với nhiều người vì những dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Bên cạnh khả năng làm đẹp, giảm cân, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp hai loại quả trên để làm mặt nạ trị ngứa da đầu hiệu quả đấy.

Bạn hãy trộn đều hỗn hợp gồm 2 quả chuối và 1 trái bơ rồi chà nhẹ lên da đầu. Bạn có thể giữ torng khoảng 30 phút, sau đó gội sạch với nước.

Ngoài việc chữa trị chứng ngứa da đầu hiệu quả, liệu pháp này còn giúp cải thiện sự phát triển của tóc, mang lại sự bóng mượt và mùi thơm thoang thoảng.

Dùng chanh trị ngứa da đầu

Chanh chứa nhiều axit tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm và cung cấp các vitamin để dưỡng tóc.

Cách sử dụng:

  • Vắt 1 quả chanh lấy nước cốt, pha với 1 cốc nước ấm.
  • Dùng phần vỏ chanh thoa nhẹ lên da đầu, sau đó dùng hỗn hợp nước chanh massage trực tiếp trên da đầu khoảng 3 phút.
  • Gội lại với nước.

Sả và vỏ bưởi

Sả và vỏ bưởi chứa các hoạt chất kháng khuẩn, trị nấm, giảm ngứa da đầu. Đồng thời cung cấp vitamin dưỡng tóc.

Cách dùng:

  • Lấy vỏ 1 quả bưởi, 4 củ sả, vài lát chanh cho vào nồi đun sôi với nước.
  • Để nước nguội bớt và dùng để gội đầu.

Cây hương thảo 

Được biết đến là một loại gia vị tạo mùi trong nấu nướng, cây hương thảo còn gây bất ngờ khi đem lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe da đầu và mái tóc.

Những gì bạn cần làm là kết hợp vài nhánh hương thảo tươi với túi lọc của trà hoa cúc và nước nóng. Đợi nước nguội rồi sử dụng hỗn hợp này thay thế cho bước xả tóc bằng kem xả thông thường.

Lá ổi non

Lá ổi non là thành phần cũng có mặt trong những sản phẩm trị ngứa da đầu từ thiên nhiên có khả năng thay thế dầu gội trị gàu.

Cách sử dụng: rửa thật sạch lá ổi, cho vào đun sôi với nước trong 20 phút, để nguội là có thể sử dụng. Nên sử dụng nhiều lần trong tuần, khoảng 3 – 4 lần/ tuần để tăng hiệu quả làm sạch da đầu.

Giải pháp y tế chữa ngứa da đầu do bệnh lý

Đối với những trường hợp mắc bệnh da liễu dẫn đến ngứa da đầu. Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn vẫn cần đi khám và sử dụng các loại thuốc đặc trị.

  • Viêm da dị ứng, viêm da tiết bã: Dùng kem có chứa Corticosteroid để bôi lên vùng da đầu bị bệnh.
  • Nấm da đầu: Dùng thuốc chống nấm dạng bôi (Nizoral, Clotrimazole) hoặc dạng uống (Griseofulvin, Ketoconazole, Itraxcop).
  • Viêm nang lông: Dùng thuốc dạng kem bôi, dầu gội để kiểm soát nhiễm trùng. Kem chứa steroid để giảm ngứa.
  • Á sừng: Cần dùng thuốc kết hợp dưỡng ẩm để làm mềm và mất đi lớp sừng. Kèm theo chống viêm như: thuốc mỡ nizoral, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng histamin,…
  • Vảy nến: Dùng các loại thuốc chứa corticoid, salicylic, vitamin A, kem bôi giúp mềm da, giảm bong tróc,…

Trị ngứa da đầu bằng phương pháp Y học cổ truyền

Khắc phục tình trạng ngứa da đầu bằng Y học cổ truyền là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể đi khám tại những đơn vị chuyên về Y học cổ truyền để được bác sĩ kê đơn.

Các bài thuốc vừa có thể dùng để điều trị cho những trường hợp mắc bệnh lý về da liễu. Tuy nhiên vẫn đảm bảo không gây kích ứng do thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên.

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa ngứa da đầu thường được kết hợp từ nhiều vị thuốc. Cụ thể như: Đương quy, hà thủ ô, từ thảo,… nên có công dụng cao trong việc khắc phục ngứa da đầu cùng tình trạng viêm, nấm. Thuốc Y học cổ truyền có thể là dạng thuốc thang sắc lên để gội đầu hoặc được bào chế thành dạng bôi.

chữa ngứa da đầu theo đông y

Dùng dầu gội đặc trị ngứa da đầu

Với các trường hợp ngứa do gàu hoặc nấm, người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu gội đặc trị ngứa da đầu như:

Dầu gội kẽm Pyrithione

Loại dầu gội này có công dụng giảm sự sản sinh của Histamin gây dị ứng, giảm ngứa. Hạn chế sự phát triển của nấm men. Người bệnh nên sử dụng khoảng 2 – 3 ngày/lần để tránh khô da đầu.

Dầu gội chứa Ketoconazole

Đây là loại dầu gội chống nấm. Đặc biệt là nấm Malassezia (gây ra bệnh vảy nến hoặc viêm nang lông).

Dầu gội có tác dụng giảm ngứa, rụng tóc, trị gàu và loại bỏ các mảng vảy bong tróc. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không sử dụng dầu Ketoconazole cho da đầu bị sưng hoặc có vết loét hở.

Dầu gội chứa Axit Salicylic

Loại dầu gội này thường dùng cho người bị vảy nến. Sản phẩm này có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa, giảm rụng tóc. Nên dùng mỗi ngày.

Bị ngứa da đầu nên ăn gì? Kiêng gì?

Để chấm dứt tình trạng ngứa da đầu, ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và tránh những thực phẩm có hại.

Thực phẩm nên ăn

  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung nước bằng việc uống các loại trà, nước ép, sinh tố…
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm như tỏi, mật ong, nghệ…
  • Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, nhất là các loại rau xanh, trái cây như cải bắp, súp lơ, ngô, cà rốt, táo, lê…
  • Bổ sung thêm thực phẩm nhiều Omega 3 như cá hồi, cá thu…
  • Bổ sung thực phẩm giàu Biotin như: Ngũ cốc, quả óc chó, rau bina, bánh mì…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin A, E, D như yến mạch, cá, quả bơ, đu đủ, khoai lang, ớt chuông…
  • Ngoài ra, người bị ngứa da đầu cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm, sắt, Axit Amin, Protein…

Thực phẩm nên kiêng

  • Tránh xa các loại hải sản như tôm, cua, mực, ghẹ…
  • Không ăn nhiều trứng, thịt gà, thịt bò hoặc các loại thịt chứa lượng đạm cao.
  • Hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối hoặc nhiều đường.
  • Kiêng các loại sữa, chế phẩm từ sữa như phomai, bánh sữa, sữa chua…
  • Không ăn đồ nhiều mỡ, chiên, xào, gia vị cay nóng.
  • Tránh xa thuốc lá, bia, rượu, nước có ga, đồ có cồn, chất kích thích…

Xem thêm: Đau sau lưng : Từ A- Z vị trí, biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa

Cách phòng tránh ngứa da đầu

Để chủ động ngăn ngừa ngứa da đầu, người bệnh cần nắm rõ một số thông tin dưới đây:

  • Thường xuyên gội đầu để da đầu luôn được làm sạch, tránh bụi bẩn và vi khuẩn, nấm men tấn công.
  • Gội đầu bằng nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường, không gội bằng nước nóng vì có thể gây khô da đầu và kích ứng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm, thuốc uốn, keo xịt tóc, hóa chất…
  • Không sử dụng chung lược, khăn tắm, mũ, vỏ gối… Để tránh lây bệnh, nấm men từ người khác. Đồng thời cần vệ sinh các vật dụng này thường xuyên, phơi dưới ánh nắng mặt trời để ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Với những người bị chấy cần tránh tiếp xúc.
  • Sử dụng loại dầu gội phù hợp. Nên tránh các loại dầu gội đầu có chất tẩy quá mạnh.
  • Khi gội đầu cần massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, chuyển động theo hình tròn. Không dùng móng tay gãi mạnh.
  • Để tóc thật khô, không đi ngủ hoặc ra đường khi tóc vẫn còn ướt.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
  • Để có một cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt, mọi người cần tập thể dục hàng ngày.

Hy vọng thông tin về ngứa da đầu và cách chữa trị đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết. Ngứa da đầu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề về da và sức khỏe. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám sớm và điều trị đúng cách.