Nấm phụ khoa tái phát nhiều lần: Nguyên nhân và cách khắc phục
Ngày cập nhật :17/03/2023
Nấm phụ khoa tái phát nhiều lần, nấm candida tái phát, viêm phụ khoa tái phát… Gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của chị em. Cũng như khiến việc điều trị bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến bệnh tái phát dai dẳng? Cách khắc phục như thế nào? Nội dung bài viết sau đây sẽ chia sẻ về vấn đề này.
Nội Dung Chính
- 1 Những điều cần biết về nấm phụ khoa là gì?
- 2 Vì sao bệnh nấm phụ khoa tái phát nhiều lần?
- 2.1 Bị nấm phụ khoa tái phát nhiều lần do không điều trị cùng chồng
- 2.2 Nấm tái phát nhiều lần do đặt thuốc, uống thuốc Tây không đủ liều, không đủ thời gian
- 2.3 Nấm candida tái phát do lạm dụng thuốc Tây gây nhờn thuốc
- 2.4 Nhiễm nấm phụ khoa tái phát nhiều lần do rối loạn nội tiết tố
- 2.5 Chế độ ăn nhiều đường, sinh hoạt căng thẳng, sức đề kháng yếu
- 3 Nấm phụ khoa tái phát nhiều lần có nguy hiểm không?
- 4 Trị tận gốc bệnh nấm vùng kín
- 5 Cách phòng bệnh nấm phụ khoa tái phát
Những điều cần biết về nấm phụ khoa là gì?
Nấm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở nữ giới do nấm Candida Albicans gây ra. Trong điều kiện bình thường, nấm không gây hại. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sẽ phát triển và gây bệnh.
Nấm Candida là loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước của nấm khoảng 2-5 μm. Loại nấm này thường sinh sống ở đường tiêu hóa và âm đạo của con người.
Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nhưng chủ yếu ở niêm mạc và da của người bệnh. Niêm mạc của âm đạo và âm hộ là vị trí thuận lợi để nấm Candida phát triển và gây bệnh.
Dấu hiệu nhiễm nấm Candida
Triệu chứng nhiễm nấm sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào mức độ và thể trạng của mỗi người. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh phải kể đến như:
- Vùng kín ra nhiều khí hư bất thường, dịch tiết ra nhiều có màu trắng và vón cục thành từng mảng.
- Ngứa ngáy ở vùng kín.
- Nóng rát ở cơ quan sinh dục.
- Tiểu tiện đau rát, đau khi quan hệ tình dục.
- Mức độ nặng chị em còn thấy sưng tấy ở môi lớn, môi bé, phù nề, có thể lan sang đùi và bẹn.
Nguyên nhân nấm phụ khoa
Có nhiều nguyên nhân khiến cho nấm Candida phát triển và gây bệnh. Phổ biến phải kể đến những lý do sau:
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến cho môi trường pH bị thay đổi. Tạo điều kiện cho nấm phát triển quá mức và gây bệnh.
- Mặc quần áo chật, đặc biệt quần lót không thấm hút, còn ẩm ướt.
- Dùng băng vệ sinh không đảm bảo.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài.
- Nữ giới bị tiểu đường, đang mang thai hoặc điều trị ung thư.
Xem thêm: Viêm nhiễm vùng kín có lây không? Và cách điều trị tại nhà
Vì sao bệnh nấm phụ khoa tái phát nhiều lần?
Nấm phụ khoa tái phát nhiều lần là tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới. Sở dĩ chị em gặp phải tình trạng này là do nấm luôn có sẵn trong vùng kín của chị em. Nếu như không điều trị dứt điểm bệnh sẽ tái phát nếu có điều kiện thuận lợi. Lúc này, bệnh cũng sẽ diễn biến tiến triển nặng nề hơn.
Ngoài nguyên nhân này thì viêm phụ khoa tái phát còn do những nguyên nhân chủ quan sau:
Bị nấm phụ khoa tái phát nhiều lần do không điều trị cùng chồng
Nhiều chị em bị nấm phụ khoa tái phát nhiều lần do không điều trị cùng chồng.
Thông thường, nam giới khi nhiễm nấm sẽ không có triệu chứng gì. Nhưng khi quan hệ tình dục không an toàn, nấm từ cơ quan sinh dục nam có thể di chuyển sang vùng kín của nữ.
Tình trạng này được gọi là lây nhiễm chéo. Như vậy, chị em sẽ bị nhiễm nấm một lần nữa và buộc phải điều trị.
Nấm tái phát nhiều lần do đặt thuốc, uống thuốc Tây không đủ liều, không đủ thời gian
Sử dụng thuốc uống, thuốc đặt khi điều trị nấm trước đó nhưng không đủ liều, đủ thời gian theo chỉ định. Sẽ khiến cho việc điều trị nấm không triệt để. Các phần tử nấm vẫn còn trong âm đạo của chị em. Như vậy, nấm tái phát nhiều lần là điều không thể tránh khỏi.
Sau vài ngày uống thuốc, có thể các triệu chứng của nấm sẽ thuyên giảm. Nhưng nếu dừng thuốc ngay, các hại khuẩn và nấm còn sót lại sẽ bắt đầu sinh sôi và phát triển mạnh hơn.
Nấm candida tái phát do lạm dụng thuốc Tây gây nhờn thuốc
Chị em sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm để điều trị nấm âm đạo. Nhưng không tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, tự ý dừng thuốc và tự ý dùng lại thuốc cũ. Có thể gây kháng thuốc và nhờn thuốc.
Nhờn thuốc sẽ khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Đây là điều kiện khiến cho nấm Candida tái phát.
Nhiễm nấm phụ khoa tái phát nhiều lần do rối loạn nội tiết tố
Nhiễm nấm phụ khoa tái phát nhiều lần cũng có thể do chị em bị rối loạn nội tiết tố. Một số triệu chứng của rối loạn nội tiết tố như nổi mụn, rối loạn kinh nguyệt, nóng trong người.
Khi rối loạn nội tiết tố, môi trường âm đạo sẽ bị đảo lộn. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Chế độ ăn nhiều đường, sinh hoạt căng thẳng, sức đề kháng yếu
Môi trường thích hợp để nấm phát triển là có đường. Do đó, nếu chế độ ăn nhiều đường cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, nếu chị em thường xuyên bị áp lực, căng thẳng cũng sẽ khiến nấm phụ khoa tái phát nhiều lần. Căng thẳng không chỉ gây rối loạn nội tiết tố mà còn gây mất cân bằng pH.
Những chị em có sức đề kháng kém, khả năng mất cân bằng môi trường vi sinh ở âm đạo cũng cao. Nên tình trạng nhiễm nấm tái phát là điều khó tránh khỏi.
Nấm phụ khoa tái phát nhiều lần có nguy hiểm không?
Nếu nấm âm đạo tái phát nhiều lần và diễn ra dai dẳng sẽ gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe của chị em. Dưới đây là một số biến chứng chị em có thể gặp phải.
Ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc và tình cảm gia đình
Vùng kín bị nấm tấn công gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Điều này khiến chị em mất tự tin, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày. Thậm chí, nhiều người còn ngại ngùng việc quan hệ. Ảnh hưởng đến tình cảm và hạnh phúc gia đình.
Gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm khác
Nấm vùng kín tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây nhiều bệnh phụ khoa khác như viêm lộ tuyến.
Nguy hiểm hơn, chị em còn có thể mắc viêm phần phụ, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng. Những bệnh lý này ảnh hưởng nặng nề khả năng sinh sản của nữ giới.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Nấm vùng kín tái phát nhiều lần sẽ khiến chị em có nguy cơ bị sinh non, nhiễm trùng nước ối. Trẻ sinh ra dễ bị nhiễm nấm ở mắt, tay chân và da.
Trị tận gốc bệnh nấm vùng kín
Vậy làm thế nào để trị tận gốc bệnh nấm vùng kín? Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị dứt điểm nấm candida không khó. Nhưng phải đảm bảo điều trị đúng cách, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là phác đồ điều trị nấm Candida Bộ Y tế. Lưu ý, nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không tự ý áp dụng phác đồ điều trị. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chữa bệnh đạt hiệu quả.
Dùng thuốc uống, thuốc đặt viêm phụ khoa
Sử dụng thuốc uống, thuốc đặt viêm phụ khoa thường có hiệu quả tốt. Giúp người bệnh giảm ngay các triệu chứng của nấm phụ khoa.
Để đạt hiệu quả như mong muốn, chị em nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian. Cần phải điều trị cùng chồng, không tự ý uống thêm thuốc, lặp lại đơn thuốc khi bị tái phát.
Một số thuốc trị nấm hiệu quả phải kể đến như:
Thuốc đặt trị nấm Candida Polygynax
Thành phần chính của thuốc là Neomycin sulfate, Polymyxin sulfate kết hợp với Nystatin. Thuốc có tác dụng trị nấm vùng kín và được sử dụng rộng rãi. Polygynax có thể trị nấm vùng kín cho cả nữ giới mang thai.
Cách sử dụng: Chị em đặt 1 viên thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trước khi đặt thuốc nên làm mềm thuốc bằng nước ấm, vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Thuốc đặt âm đạo hoặc viên uống Diflucan
Diflucan chứa thành phần chính là Fluconazole. Đây là hoạt chất kháng nấm mới, có tác dụng thay đổi cấu trúc tế bào màng nấm. Từ đó, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Cách sử dụng: Sử dụng 1 viên (150mg)/ngày. Nếu bệnh tái phát, dùng liều 1 viên/lần/tháng. Sử dụng liều duy trì từ 4 – 12 tháng.
Thuốc đặc trị chống nấm Canesten
Canesten là thuốc đặt chuyên điều trị viêm phụ khoa do nấm. Có tác dụng suy yếu màng tế bào nấm, ức chế và tiêu diệt nấm gây bệnh.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng kín và tay sạch sẽ. Nhúng thuốc vào nước ấm từ 5 – 10 giây để thuốc mềm. Sau đó, đặt sâu vào âm đạo. Mỗi ngày đặt 1 viên, duy trì từ 7 – 10 ngày.
Cách điều trị nấm Candida tại nhà
Cách điều trị nấm Candida tại nhà là lựa chọn của nhiều chị em. Phương pháp này sử dụng nguyên liệu dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí.
Xông rửa vùng kín bằng lá trầu không
Chị em chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi rồi ngâm với nước muối pha loãng. Vò nát lá trầu không, cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước, 1 thìa muối. Đun sôi hỗn hợp trên từ 5 – 10 phút.
Đổ hỗn hợp ra chậu, đợi nước nguội bớt rồi xông vùng kín. Chị em lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi xông.
Thực hiện xông vùng kín khoảng 15 phút rồi lấy nước vệ sinh vùng kín. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Dùng hỗn hợp tỏi và gừng tươi chữa nấm Candida
Chị em chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi, bóc vỏ, gừng 1 nhánh cạo sạch vỏ. Giã nát gừng và tỏi tươi cho vào chậu, cho thêm 1 lít nước nóng. Khuấy đều hỗn hợp rồi tiến hành xông vùng kín. Sau khi xông vùng kín, chị em có thể lấy nước này để vệ sinh vùng kín.
Chữa nấm bằng hỗn hợp sữa chua và tinh dầu tràm trà
Chuẩn bị 2 thìa cà phê sữa chua không đường, 5 giọt tinh dầu tràm trà. Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp lên niêm mạc vùng kín nơi bị ngứa.
Để như vậy qua đêm rồi vệ sinh vùng kín sạch sẽ là được. Với những người lần đầu tiên sử dụng chỉ nên để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Lưu ý: Cách điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Ngoài ra, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa. Cách này chỉ giúp cải thiện các thiện các triệu chứng mà không thể điều trị dứt điểm.
Do đó, chị em vẫn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ hiệu quả.
Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa nặng: 10+ Thông tin chị em nên tham khảo
Cách phòng bệnh nấm phụ khoa tái phát
Như đã chia sẻ, có nhiều nguyên nhân khiến nấm phụ khoa tái phát nhiều lần. Vì thế, chị em cần chủ động phòng tránh bệnh tái phát bằng cách sau:
- Giặt quần lót thường xuyên sạch sẽ, nên chọn quần có chất vải cotton thấm hút. Phơi quần lót nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế mặc đồ bó sát, bí bách, đặc biệt là khi đang điều trị nấm vùng kín.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa, thao tác từ sau ra trước để tránh nhiễm nấm từ hậu môn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong ngày đèn đỏ, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Bổ sung các loại hoa quả giàu Vitamin A, C để tăng sức để kháng. Nên ăn sữa chua hoặc men vi sinh để tăng lợi khuẩn.
- Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, hải sản khi đang điều trị.
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Tránh bị stress, căng thẳng kéo dài.
- Nếu kinh nguyệt không đều nên đi khám ngay.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục nấm phụ khoa tái phát nhiều lần. Nếu chị em đang gặp triệu chứng này, hãy nhanh chóng đi khám bệnh để được chữa trị dứt điểm.