Bệnh viện y học cổ truyền trung ương: Địa chỉ, lịch khám và những lưu ý

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :27/11/2021

Địa chỉ bệnh viện y học cổ truyền trung ương ở đâu? Lịch khám và thời gian làm việc thế nào? Bác sĩ nào giỏi? Bệnh viện có những khoa gì… Là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và cũng là nội dunh chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Nội Dung Chính

Lịch sử hình thành và phát triển của BV Y học cổ truyền Trung ương

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tiền thân là Viện nghiên cứu Đông y. Được thành lập năm 1957, là bệnh viện đầu ngành, tuyến cao nhất của khu vực miền Bắc về chuyên khoa Y học cổ truyền. Đây chính là Trung tâm hợp tác về Y học cổ truyền của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.

Bệnh viện y học cổ truyền trung ương

Từ khi thành lập đến nay, viện Y học cổ truyền Trung ương đã được Bộ Y tế giao trọng trách kế thừa và phát huy tinh hoa y học dân tộc. Đồng thời kết hợp nền y học hiện đại để có thể đem đến kết quả chẩn đoán và điều trị tốt nhất có thể cho người bệnh.

Và với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện đã giúp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đạt được nhiều thành tựu. Nhận được nhiều sự công nhận và khen thưởng của Nhà nước, Bộ Y tế và các ban ngành có liên quan.

  • Các huân chương Độc Lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;
  • Các huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì;
  • Huân chương Chiến Công hạng Ba,…

Đôi nét về bệnh viện y học cổ truyền hiện nay

Hiện tại bệnh viện làm việc với 34 khoa phòng và trung tâm, tất cả được chia thành 4 khối. Gồm: Khối các phòng ban chức năng, khối lâm sàng, khối cận lâm sàng và các trung tâm.

Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện đều là những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và học vấn cao. Trong 500 cán bộ, viên chức, công chức, người lao động có: 5 Phó giáo sư, 16 Tiến sĩ, 51 Thạc sĩ, 10 Bác sĩ Chuyên khoa cấp I, 17 Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, 38 Bác sĩ, 3 Dược sĩ Chuyên khoa cấp I, 11 Dược sĩ Đại học…

Với đội ngũ Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa I, Bác sĩ Chuyên khoa II và đông đảo các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm đã giúp bệnh viện trở thành một cơ sở nghiên cứu, điều trị và giảng dạy về Y học cổ truyền lớn nhất trong cả nước.

Ngoài ra bệnh viện còn được xây dựng với cơ sở vật chất khang trang, 360 giường bệnh cùng với các thiết bị y tế hiện đại và nhiều chuyên khoa.

Nhiệm vụ chính của bệnh viện là khám chữa bệnh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó bệnh viện còn làm việc với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng quy trình bào chế và các tiêu chuẩn hóa thuốc Y học cổ truyền.

Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc Y học cổ truyền trong dự phòng và điều trị các bệnh thường gặp, bệnh khó chữa, bệnh mãn tính…

Địa chỉ và thời gian làm việc của BV y học cổ truyền

BV y học cổ truyền là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh được rất nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên khi nhắc đến địa chỉ cụ thể của bệnh viện thì không phải ai cũng biết.

Tọa lạc tại 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nơi đây tập trung rất đông dân cư, phương tiện giao thông đi lại rất thuận lợi. Vì thế, người bệnh rất dễ dàng khi tới thăm khám và điều trị bệnh tại bệnh viện.

  • Điện thoại: 024-38263616
  • Website: http://nhtm.gov.vn

Thời gian làm việc

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương trực cấp cứu 24/24 (tất cả các ngày). Đối với khám chữa bệnh, lịch làm việc cụ thể như sau:

Khoa khám bệnh: khám từ Thứ 2 – Thứ 6, từ 7h00 – 16h00 (nên đăng ký khám trước 15h00)

Khám theo yêu cầu: Khám từ Thứ 2 – Thứ 6

  • Phó Giáo sư, Ban Giám đốc khám các buổi sáng
  • Trưởng phòng, khoa khám buổi sáng và chiều

Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao: khám từ Thứ 2 – Thứ 6

Bệnh viện nghỉ khám các ngày Lễ, Tết (chỉ trực cấp cứu),bệnh nhân và người nhà nên lưu ý khi đi khám.

Các chuyên khoa cùa bệnh viện tại 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội

Bệnh viện tại số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội là bệnh viện tuyến đầu. Được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn là nơi điều trị bệnh. Hiện tại bệnh việ có những chuyên khoa sau:

Khoa lâm sàng

  • Khoa Nội
  • Khoa Ngoại
  • Khoa Châm cứu dưỡng sinh
  • Khoa Nội nhi
  • Khoa Da liễu
  • Khoa Hồi sức cấp cứu
  • Khoa Kiểm soát và Điều trị Ung bướu
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao
  • Khoa Cơ Xương khớp
  • Khoa Thận tiết niệu và nam học
  • Khoa Đa khoa ngũ quan
  • Khoa Thận nhân tạo
  • Khoa Phụ
  • Khoa Lão
  • Trung tâm Kỹ thuật cao
  • Trung tâm Nghiên cứu và điều trị bệnh cột sống.

Khoa cận lâm sàng

  • Khoa Đông y thực nghiệm
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • Khoa Thăm dò chức năng
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Trung tâm sản xuất thuốc Y học cổ truyền

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện y học cổ truyền trung ương

Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện y học cổ truyền

Trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ… Có chuyên môn cao, thâm niên trong nghề. Và là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền. Một số bác sĩ tiêu biểu có thể kể đến như:

PGS.TS Vũ Nam – Giám đốc bệnh viện

  • Chuyên gia Y học cổ truyền đầu ngành
  • Phó Chủ nhiệm bộ môn Lý luận, khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyên Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Tu nghiệp nước ngoài, Thực tập Nội soi tiêu hóa tại Trường Đại học Y (CHU) Angers – Cộng hòa Pháp
  • Nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh & Thăm dò chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

PGS.TS Nguyễn Bội Hương – Phó Giám đốc bệnh viện

  • Nguyên Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Từng làm Bác sĩ điều trị tại khoa Nội, khoa Phụ, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú của Bộ Y tế
  • Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y tế

TS.BSCC Lê Mạnh Cường – Phó Giám đốc bệnh viện

  • Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Bác sĩ tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài (Ý, Hoa Kỳ, Đức, Pháp)
  • Thành viên Hội đồng Khoa học Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp

  • Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Lão, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Phó Chủ nhiệm Bộ môn Khí công – dưỡng sinh – xoa bóp bấm huyệt, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
  • Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội

PGS.TS Dương Trọng Nghĩa – Trưởng khoa Châm cứu Dưỡng sinh

  • Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Từng là Bác sĩ Điều trị khoa Lão, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Tốt nghiệp Tiến sĩ Y học Cổ truyền, Trường Đại học Trung Y Dược Bắc Kinh, Trung Quốc
  • Xuất bản nhiều sách và công trình nghiên cứu khoa học: Điều trị tai biến mạch máu não bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại. Điều trị bệnh lý cột sống bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại,…

ThS.BSCK II Kiều Đình Khoan – Trưởng khoa Lão

  • Chi hội phó chi hội Đông y, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Ủy viên thường trực Hội đồng Khoa học, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Người cao tuổi, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Phó Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương
  • Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Việt Bình

  • Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Khám bệnh
  • Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
  • Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y dược học cổ truyền.

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Dương Trọng Châu

  • Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Nội Y học cổ truyền
  • Ủy viên thường vụ Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Và cùng một số bác sĩ chuyên khoa khác của bệnh viện như:

  • Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thăng Đức – Phó khoa Ngoại.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hà Mạnh Cường – Phó khoa Ngoại.
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Bình – Phó khoa Ngoại.
  • Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa – Phó khoa Da liễu
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Ngô Thị Lan Phương – Trưởng khoa Nội Nhi.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đào Hữu Minh – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Phương Thảo – Phó khoa Khám bệnh.
  • Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Tám – Phó trưởng khoa Thận nhân tạo.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Phí Thị Thái Hà
  • Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Hoài Thu – Phó trưởng khoa Đa khoa ngũ quan.
  • Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Văn Sỹ – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Lan – Phó khoa Châm cứu dưỡng sinh.
  • Bác sĩ Đặng Quốc Bình – Phó khoa Xét nghiệm.
  • Thạc sĩ, Dược sĩ Trần Phi Hùng – Trưởng khoa Dược.
  • Dược sĩ Bùi Minh Hà – Phó khoa Dược.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Quang Vinh – Phó khoa Kiểm soát và điều trị ung bướu.

Cơ sở vật chất của Y học cổ truyền trung ương

Y học cổ truyền trung ương là một trong những bệnh viện luôn đề cao đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất của bệnh viện. Hiện, bệnh viện có quy mô trên 550 giường bệnh với cơ sở hạ tầng khang trang.

  • Các phòng khám ngoại trú: được thiết kế khang trang và sạch đẹp. Bao gồm phòng khám nội khoa và phòng khám ngoại khoa.
  • Phòng nội trú: bao gồm các phòng 1 giường (phòng cao cấp – máy lạnh, tủ lạnh, tivi), phòng 2 giường và 5 giường. Các phòng đều trang bị máy lạnh, sạch sẽ thoáng mát, vệ sinh riêng.
  • Các phòng thủ thuật: Có đầy đủ các phòng tập chức năng như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông thuốc y học cổ truyền, kéo giãn cột sống thắt lưng, cột sống cổ, tập vật lý trị liệu…

Bên cạnh đó, bệnh viện còn chú trọng nâng cấp và đổi mới các trang, thiết bị y tế hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.

  • Máy CT scanner;
  • Hệ thống chụp X-quang kỹ thuật số;
  • Máy siêu âm trắng đen; siêu âm màu 4D có màng hình LCD;
  • Hệ thống nội soi tai mũi họng; nội soi dạ dày;
  • Máy xét nghiệm huyết học; xét nghiệm và phân tích nước tiểu,…

Quy trình thăm khám tại bệnh viện y học cổ truyền

Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức cho bệnh nhân. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cung cấp các bước cơ bản trong quy trình khám chữa bệnh. Bao gồm đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế và quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế.

bác sĩ của bệnh viện y học cổ truyền trung ương đnag thăm khám cho người bệnh

Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, vào khu vực đón tiếp và đăng ký khám bệnh

Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ ngồi ghế và đợi đến lượt

Bước 3: Khi đến lượt, bệnh nhân vào phòng, khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nhận chỉ định điều trị

Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
  • Đến quầy thu phí để thanh toán chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân đóng chi phí cận lâm sàng tại quầy thu phí
  • Bệnh nhân đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng với bác sĩ lấy máu, lấy nước tiểu xét nghiệm. Thực hiện siêu âm, chụp X-quang, nội soi, điện tim, điện tâm đồ… để chẩn đoán hình ảnh
  • Bệnh nhân nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh lý thông qua kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Bước 6: Nếu không có chỉ định nhập viện

  • Bệnh nhân nhận phác đồ điều trị, đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ chuyên khoa
  • Đến quầy thu phí để thanh toán chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 7: Nếu có chỉ định nhập viện, sau khi bác sĩ đã hoàn thành hồ sơ bệnh án, bệnh nhân đến khu vực đón tiếp làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn của điều dưỡng.

Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, vào khu vực đón tiếp và đăng ký khám bệnh.

Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ ngồi ghế và đợi đến lượt

Bước 3: Khi đến lượt, bệnh nhân vào phòng, khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nhận chỉ định điều trị

Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân nhận đơn thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
  • Đến quầy thu phí bảo hiểm y tế để thanh toán chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa

  • Bệnh nhân đóng chi phí cận lâm sàng tại quầy thu phí bảo hiểm y tế
  • Bệnh nhân đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng với bác sĩ lấy máu, lấy nước tiểu xét nghiệm. Thực hiện siêu âm, chụp X-quang, nội soi, điện tim, điện tâm đồ… để chẩn đoán hình ảnh
  • Bệnh nhân nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh lý thông qua kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Bước 6: Nếu không có chỉ định nhập viện

  • Bệnh nhân nhận phác đồ điều trị, đơn thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ chuyên khoa
  • Đến quầy thu phí bảo hiểm y tế để thanh toán chi phí thuốc
  • Lĩnh thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Bước 7: Nếu có chỉ định nhập viện, sau khi bác sĩ đã hoàn thành hồ sơ bệnh án, bệnh nhân đến khu vực đón tiếp làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn của điều dưỡng.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chuyên về gì?

Ngay từ khi mới thành lập, cho tới bây giờ y học cổ truyền trung ương  luôn thừa kế thừa và phát huy tinh hoa y học cổ truyền của dân tộc. Đồng thời kết hợp với y học hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cho người dân.

  • Cơ xương khớp: Viêm khớp, Gút, thoái hóa khớp, bệnh lý phần mềm quanh khớp, thấp khớp, hội chứng vai gáy, loãng xương.
  • Cột sống: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, lệch đĩa đệm.
  • Thần kinh: Đau đầu, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh số 5, liệt, rối loạn vận động, run chân tay, vận động khó khăn, mất ngủ, tai biến mạch máu não.
  • Tiêu hóa – Gan mật: Đau dạ dày – đại tràng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
  • Tai Mũi Họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm đau họng, viêm họng mạn tính.
  • Da liễu: Viêm da, viêm da cơ địa, dị ứng thời tiết, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, sùi mào gà, viêm niệu đạo mãn.
  • Tiết niệu – sinh dục: Sỏi tiết niệu, di tinh, viêm bang quang cấp và mạn tính, bệnh sản phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiền mãn kinh, rong kinh, rong huyết, xảy thai liên tiếp, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tuyến vú.
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ em: Suy dinh dưỡng, viêm phế quản, đái dầm, di chứng của bệnh lý hệ thần kinh như viêm não…
  • Tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, suy giãn tĩnh mạch…

Có thực hiện các thủ thuật tại bệnh viện

Ngoài ra, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật trong điều trị bệnh, đã và đang mang lại hiệu quả cao:

  • Phẫu thuật thắt trĩ, cắt trĩ
  • Phẫu thuật sỏi tiết niệu, u phì đại lành tính tiền liệt tuyến
  • Phẫu thuật các vấn đề thuộc Nam khoa
  • Phẫu thuật gan mật
  • Phẫu thuật dạ dày, đại tràng
  • Phẫu thuật nội soi khớp gối, nội soi chẩn đoán, nội soi tái tạo dây chằng…

Thế mạnh của bệnh viện Y học cổ truyền

Một thế mạnh nữa của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bào chế và sản xuất các loại thuốc Đông y để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Nhiều chế phẩm được người bệnh tín nhiệm như: Cốm tan bình vị, Cốm tiêu độc, Cốm bổ tỳ, Cốm BTD, Cao ma hạnh, Bột ngâm trĩ, Chè trĩ, Chè hạ áp, Cao thông u, Cao thấp khớp, Cao dán Thiên hương

Nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong bào chế thuốc, cải tiến và đổi mới quy trình sản xuất thuốc nhằm phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo tính an tòan và hiệu quả của thuốc Y học cổ truyền.

Trung bình hàng năm bào chế 80 tấn thuốc, nấu 15.000 lít cao nước, 10.000 kg cao đơn hoàn tán…

Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn cung cấp dịch vụ sắc thuốc sẵn. Với trường hợp phải uống thuốc đông y, người bệnh có thể đến lấy thuốc sắc sẵn theo đơn và và theo hẹn.

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Người bệnh có thể chọn một trong 3 cách đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương: Khám tại khoa khám bệnh, Khám theo yêu cầu và Khoa khám chữa bệnh tự nguyện chất lượng cao. Mỗi khu khám sẽ có giá khám khác nhau.

Đầu buổi sáng đầu tuần (Thứ 2, Thứ 3) thường sẽ đông bệnh nhân hơn các ngày gần cuối tuần (Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6). Bệnh nhân nên đến sớm để xếp hàng lấy số khám hoặc đặt lịch trước qua BookingCare để không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Gửi xe máy tại cổng số 4, đối diện cửa vào Khoa khám bệnh (gần Khoa cấp cứu),giá là 3.000 – 5.000 đồng.

Rất khó có chỗ gửi xe ô tô tại Bệnh viện (gửi ở lòng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm). Nếu đi ô tô, bạn có thể gửi tại cổng Công viên Thống Nhất (cổng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đối diện Nhà hát Chèo),sau đó đi bộ đến Bệnh viện khoảng 300m.

Khi đi khám theo yêu cầu, có đặt lịch trước, bệnh nhân đi vào khoa Khám bệnh ở tầng 1, cổng số 4, vào quầy đăng kí số 5 hoặc số 6.

Chi phí thăm khám tại bệnh viện y học cổ truyền

Dưới đây, chúng tôi xin gửi đến bạn chi phí tham khảo một số dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. (Cập nhật tháng 8/2020).

  • Khám Giáo sư 400.000đ
  • Khám Phó giáo sư 300.000đ
  • Khám Thạc sĩ, BSCK II, Trưởng , Phó khoa 250.000đ
  • Khám Thạc sĩ, BSCK I 200.000đ
  • Khám Bác sĩ 150.000đ
  • Bơm rửa phế quản 1.461.000đ
  • Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang 90.100đ
  • Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín 589.000đ
  • Nội soi dạ dày thực quản cấp cứu chẩn đoán và cầm máu 728.000đ
  • Đặt dẫn lưu màng ngoài tim cấp cứu bằng catheter qua da 653.000đ

*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho việc khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Qua đây, hy vọng đã có thể giúp bạn tiết kiệm được công sức và thời gian khi đến khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.