Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành và bị hở – Cách khắc phục
Ngày cập nhật :20/03/2023
Với những ca sinh thường, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cắt, khâu tầng sinh môn hỗ trợ quá trình sinh nở. Đây là thủ thuật đơn giản nhưng cũng không hiếm trường hợp vết khâu bị hở gây nhiều nguy hại. Nhận diện hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành hay bị hở có khó không? Cách xử lý thế nào? Tham khảo bài viết để nắm được nội dung chi tiết.
Nội Dung Chính
- 1 Tầng sinh môn là gì? Vì sao phải khâu tầng sinh môn
- 2 Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành
- 3 Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở chị em cần chú ý
- 4 Nguyên nhân xuất hiện hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở
- 5 Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị hở. Vết thương hở có tự lành được không?
- 5.1 Chủ động thăm khám bác sĩ khi hở vết khâu tầng sinh môn
- 5.2 Chỗ khâu tầng sinh môn bị hở phải làm sao? Giữ vệ sinh sạch sẽ
- 5.3 Không chạm tay vào vết khâu tầng sinh môn bị hở
- 5.4 Vận động nhẹ nhàng khi vết khâu tầng sinh môn hở
- 5.5 Kiêng quan hệ khi hở vết khâu tầng sinh môn
- 5.6 Chế độ ăn uống giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành
Tầng sinh môn là gì? Vì sao phải khâu tầng sinh môn
Tầng sinh môn là đoạn dài 3-5 cm nối giữa âm hộ và hậu môn người phụ nữ. Chúng giữ nhiệm vụ bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan sinh sản (âm đạo, tử cung, trực tràng, bàng quang). Đây cũng đồng thời là “cửa ngõ” để giao hợp, tiếp nhận tinh trùng.
Việc giãn nở của tầng sinh môn có giới hạn. Do đó, khi sinh thường bác sĩ sẽ phải rạch tầng sinh môn để em bé chui ra dễ dàng. Tránh tình trạng em bé kích thước lớn gây rách, sinh nở khó khăn.
Sau khi mẹ vượt cạn thành công, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết cắt. Vết thương sau khâu được gọi là vết khâu tầng sinh môn.
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành
Thủ thuật rạch và khâu tầng sinh môn sau khi sinh là bước được đánh giá rất quan trọng trong quá trình chuyển dạ của các chị em phụ nữ. Do đó, rất nhiều các chị em thường có những thắc mắc như chỉ khâu khâu tầng sinh môn là chỉ gì, cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sao cho đúng và đặc biệt là: Vết khâu đó bao lâu thì lành hẳn?
Vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ sau khi sinh cũng giống như vết khâu sau khi phẫu thuật ở các vùng khác trên cơ thể. Thông thường, nếu sản phụ sau khi sinh được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào, vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành sau 2 đến 3 tuần. Sau khoảng thời gian 1 tháng, tầng sinh môn sẽ ổn định và có dấu hiệu phục hồi cảm giác. Hiện nay, bác sĩ thường ưu tiên sử dụng các loại chỉ tiêu để khâu tầng sinh môn, giúp cho chị em không cần phải đến lại bệnh viện để cắt chỉ.
Nếu sản phụ không kiêng cữ và chăm sóc vết thương cẩn thận thì nguy cơ xảy ra biến chứng cực kỳ cao. Một số biến chứng thường thường gặp như:
- Vết khâu tầng sinh môn bị hở: Mẹ có thể thấy một lỗ hở nhỏ trên miệng vết khâu hoặc vết khâu bị rách rộng ra, hở miệng và nhìn thấy các mô bên trong.
- Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ: Đây là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng. Sản phụ bị đau, phần chỉ khâu chảy ra mủ trắng, vàng hoặc xanh, ngứa ngáy, sưng nóng và đỏ.
- Vết khâu tầng sinh môn bị lồi: Một số mẹ sau khi vết thương lành lại nhưng bị lồi gây mất thẩm mỹ. Đây là hậu quả của việc chăm sóc không đúng cách như ăn uống các loại thực phẩm làm tăng sinh tế bào hoặc thiếu chất khiến vết thương lâu lành,…
Để tránh những biến chứng trên, mẹ cần thực hiện thói quen sinh hoạt phù hợp, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, kiêng ăn các loại thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục như rau muống, thịt bò, đồ nếp,…
Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở chị em cần chú ý
Không hiếm trường hợp xuất hiện hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở. Điều này khiến các mẹ lo lắng, hoang mang. Thậm chí đi kèm đau đớn, nhiễm trùng, tạo sẹo mất thẩm mỹ.
Các chuyên gia khuyến cáo, sản phụ nên đến ngay cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra nếu nhận thấy vết khâu tầng sinh môn bị hở. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình cần chú ý:
- Tại vị trí khâu tầng sinh môn xuất hiện lỗ hở hoặc vết rách. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy các mô bên trong.
- Rỉ máu, chảy máu hoặc có cục máu đông tại vết khâu bị hở.
- Vùng khâu đau và nóng rát, đặc biệt là khi đi tiểu.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, ngứa ngáy, chảy mủ kèm cảm giác khó chịu.
- Cơ thể sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
- Đau bụng dưới, không kiểm soát được trung tiện.
Nguyên nhân xuất hiện hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở
Có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị hở. Nổi bật trong đó phải kể đến:
- Tay nghề bác sĩ kém: Bác sĩ tay nghề kém, ít kinh nghiệm sẽ khiến việc khâu tầng sinh môn không đúng chuẩn. Vết khâu dễ bị hở, bị sẹo lồi, viêm nhiễm dẫn đến lâu lành hơn bình thường.
- Tư thế ngồi không đúng: Tình trạng hở vết khâu thường gặp ở chị em ngồi không đúng tư thế. Thường xuyên ngồi xổm, ngồi 2 hàng, ngồi lệch 1 bên, đi lại nhiều… Vết khâu do đó bị căng tức dẫn đến hở sớm.
- Quan hệ tình dục sớm: Thời gian quan hệ tình dục quá sớm sau sinh cũng là nguyên nhân phổ biến gây hở vết khâu tầng sinh môn. Đi kèm với đó là dễ viêm nhiễm phụ khoa.
- Chỉ tiêu biến nhanh: Tuy hiếm gặp nhưng cũng không loại trừ trường hợp chỉ khâu tiêu biến quá nhanh. Chỉ tiêu hết khi chỗ khâu chưa kịp lành hẳn sẽ làm xuất hiện những lỗ hổng tại vết khâu.
Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị hở. Vết thương hở có tự lành được không?
Vết khâu tầng sinh môn bị hở không thể tự lành lại. Nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ gây nhiễm trùng, ngứa ngáy, đau rát, chảy máu. Về lâu dài để lại sẹo lồi, sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.
Phải làm sao khi vết khâu tầng sinh môn bị hở? Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia. Chị em có thể tham khảo và áp dụng khi không may gặp phải
Chủ động thăm khám bác sĩ khi hở vết khâu tầng sinh môn
Thái độ chủ quan, coi thường chỉ khiến tình trạng hở vết khâu tầng sinh môn thêm nghiêm trọng. Thay vào đó, chị em hãy chủ động thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Qua kiểm tra, dựa trên tình trạng hở vết khâu bác sĩ sẽ tư vấn cách xử lý phù hợp. Kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Chỗ khâu tầng sinh môn bị hở phải làm sao? Giữ vệ sinh sạch sẽ
Vùng kín là khu vực nhạy cảm, cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Nếu chỗ khâu tầng sinh môn bị hở, việc vệ sinh càng phải chú trọng hơn.
Chị em rửa vùng kín nhẹ nhàng theo chiều từ âm đạo xuống hậu môn. Tránh dội ngược từ hậu môn lên vùng kín. Sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần lành tính. Không thụt rửa âm đạo.
Lựa chọn đồ lót kích cỡ vừa vặn. Tránh mặc đồ bó sát, chất liệu thấm hút kém gây bí bách. Chị em cũng nên chú ý thay băng vệ sinh đều đặn, tránh để quá lâu.
Không chạm tay vào vết khâu tầng sinh môn bị hở
Hầu hết chị em có thói quen chạm tay vào vết khâu tầng sinh môn bị hở để kiểm tra. Điều này dễ gây nên nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành.
Tốt nhất các mẹ không nên động chạm quá nhiều đến vết hở. Chỉ cần chú ý vệ sinh hàng ngày sạch sẽ là được.
Vận động nhẹ nhàng khi vết khâu tầng sinh môn hở
Vết khâu tầng sinh môn hở sẽ khiến chị em đi lại đau đớn, khó khăn. Cuộc sống sinh hoạt gặp phải nhiều bất tiện. Để cải thiện, chị em nên hạn chế di chuyển, vận động. Đặc biệt tránh leo cầu thang, tránh ngồi xổm, tránh tập thể dục mạnh.
Kiêng quan hệ khi hở vết khâu tầng sinh môn
Hở vết khâu tầng sinh môn có thể nghiêm trọng hơn nếu quan hệ tình dục. Cho đến khi vết hở lành hẳn, chị em nên tránh gần gũi.
Chế độ ăn uống giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành
Ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng không chỉ giúp nhanh lành vết thương mà còn giúp mẹ có sức khỏe tốt, nguồn sữa dồi dào.
Những nhóm thực phẩm các mẹ cần bổ sung gồm: chất đạm; chất xơ; các loại vitamin và khoáng chất…
Bài viết vừa chia sẻ đến các mẹ hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành hay bị hở. Cùng với đó là nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng, các mẹ sẽ chủ động hơn trong việc tự chăm sóc sau sinh để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Xem thêm bài viết:
Bài Liên Quan