[Phụ huynh nên biết]: Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu
Hầu hết trẻ em nam sinh ra đều gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Mặc dù đây là hiện tượng bình thường nhưng cha mẹ cần phải nắm rõ hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu để chăm sóc để có biện pháp can thiệp sớm. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp phụ huynh nắm rõ hơn về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ và cách khắc phục.
Nội Dung Chính
Hẹp bao quy đầu là như thế nào?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da bao quy đầu không thể tuột để lộ quy đầu ngay cả ở trạng thái bình thường hoặc cương cứng. Đây là một trong những lý bao quy đầu thường gặp. Trước khi tìm hiểu về “Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu” các bậc phụ huynh cũng cần biết hẹp bao quy đầu được chia thành 2 dạng đó là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Cụ thể:
- Hẹp bao quy đầu sinh lý: Xuất hiện hầu hết ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên lớp da bao quy đầu sẽ tự tụt xuống mà không phải can thiệp.
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Trẻ nam trên 8 tuổi có lớp da quy đầu bọc kín lấy đầu dương vật và không thể tuột xuống. Trường hợp này được gọi là bệnh lý và cần phải can thiệp để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ
Theo bác sĩ chuyên khoa, nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ không khó. Phụ huynh cần phải thường xuyên lưu ý đến sự thay đổi của trẻ để nhận biết và có biện pháp khắc phục sớm.
Thông thường với trẻ em bị hẹp bao quy đầu sinh lý, lớp bao quy đầu sẽ không thể tuột xuống được. Do bao quy đầu và quy đầu có sự kết dính. Chính vì vậy, dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ đó chính là bao quy đầu không thể tuột xuống ngay cả dùng tay.
Ngoài ra, phụ huynh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau đây:
- Mỗi lần đi tiểu tiện nước tiểu không thể chảy ra hết mà sẽ đọng lại khiến dương vật phồng lên. Nếu để lâu không phát hiện sẽ bị viêm nhiễm, xuất hiện bựa sinh dục.
- Dùng tay kéo bao quy đầu lên sẽ không thể kéo lên tới cổ dương vật.
- Trẻ gặp khó khăn khi tiểu tiện như bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu phải dùng sức.
- Mỗi khi trẻ đi tiểu da bao quy đầu căng tròn.
- Dòng tia nước tiểu yếu.
- Nước tiểu đục và có mùi hôi.
- Bao quy đầu có triệu chứng sưng tấy và ngứa ngáy.
Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu
Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Việc nhận biết sớm hẹp bao quy đầu sẽ có phương pháp chăm sóc và xử lý kịp thời. Hẹp bao quy đầu ở trẻ bao gồm 2 loại:
- Bán hẹp bao quy đầu: Bao quy đầu có thể để lộ một phần quy đầu khi “cậu nhỏ” cương nhưng vẫn không thể tuột khỏi quy đầu.
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Là tình trạng bao quy đầu bị hẹp hoàn toàn, chỉ chừa lại một lỗ tiểu nhỏ đủ để thoát nước tiểu ra ngoài.
Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về bán hẹp bao quy đầu và hẹp bao quy đầu hoàn toàn. Dưới đây là một số hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu phụ huynh có thể tham khảo:
Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không?
Bên cạnh thông tin về “Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu như thế nào”, bác sĩ cũng giải thích thêm hẹp bao quy đầu không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu là hẹp bao quy đầu bệnh lý và không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Gây viêm nhiễm: Hẹp bao quy đầu khiến cho trẻ không thể bài tiết hết nước tiểu mỗi khi tiểu tiện. Nước tiểu sẽ đọng lại ở bao quy đầu, lâu dần sẽ hình thành bựa sinh dục tăng nguy cơ viêm bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang.
- Kìm hãm dương vật phát triển: Bao quy đầu luôn ôm khít dương vật nên dương vật không thể phát triển bình thường. Khi trưởng thành, dương vật có thể bị ngắn, nhỏ, cong vẹo mất thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sau này: Bao quy đầu hẹp thường có thần kinh niêm mạc quy đầu nhạy cảm hơn mức bình thường. Nên khi quan hệ tình dục rất dễ gặp phải tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương, đau khi giao hợp. Thậm chí, nhiều trường hợp nặng không điều trị còn có thể gây vô sinh.
- Ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận: Nam giới bị hẹp bao quy đầu sẽ có nguy cơ cao bị viêm/hẹp niệu đạo. Điều này sẽ khiến cho nam giới gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến thận, gây suy thận vô cùng nguy hiểm.
Phương pháp chữa hẹp bao quy đầu cho trẻ
Để hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Các bác sĩ khuyến khích phụ huynh ngay khi phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu. Nên có biện pháp theo dõi và chăm sóc sớm.
Với tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ, tùy vào từng trường hợp có thể áp dụng một trong những cách điều trị sau:
Kéo căng da quy đầu hàng ngày
Phương pháp này phụ huynh nên thực hiện cho trẻ mỗi ngày khi tắm. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy tay kéo từ từ lớp da quy đầu. Thao tác cần nhẹ nhàng, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần và duy trì từ 1 – 2 tháng.
Kéo da bao quy đầu kết hợp với thuốc mỡ Steroid
Nếu phương pháp kéo da bao quy đầu không hiệu quả, cha/mẹ có thể kết hợp với thuốc mỡ Steroid. Việc sử dụng thêm thuốc sẽ giúp da mỏng và căng. Nên khi kéo da bao quy đầu sẽ diễn ra dễ dàng.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh dương vật cho trẻ sạch sẽ.
- Thoa thuốc lên phần da bên ngoài và bên trong.
- Tiến hành kéo da bao quy đầu như cách trên.
Nong bao quy đầu
Để nong bao quy đầu, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ trực tiếp tiến hành. Cha mẹ không được tự ý nong tại nhà có thể gây biến chứng nguy hiểm. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để nong phần da quy đầu và lột xuống.
Cắt bao quy đầu cho trẻ
Cắt bao quy đầu thường áp dụng cho trẻ trên 10 tuổi và đã áp dụng các phương pháp trên không hiệu quả. Thủ thuật cắt bao quy đầu phải được thực hiện ở những cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi. Cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khoảng 15 – 30 phút, phục hồi nhanh.
Trên đây là thông tin về hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu và một số thông tin liên quan. Nếu cơ quan sinh dục của trẻ có biểu hiện như hình ảnh chúng tôi cung cấp. Cha mẹ nên theo dõi và chăm sóc, hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phục sớm.
Xem thêm bài viết: