Top 10+ thuốc trị tổ đỉa an toàn, tốt nhất (Dạng bôi + uống)
Ngày cập nhật :13/12/2022
Thuốc trị tổ đỉa giúp kiểm soát mức độ lây lan và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Tùy tổn thương mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh dùng thuốc uống hoặc bôi phù hợp. Thậm chí là kết hợp cả 2 loại thuốc trên.
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm thuốc trị tổ đỉa. Vậy nhưng, không phải loại thuốc nào cũng an toàn, hiệu quả. Theo dõi bài viết sẽ giúp bạn nắm được danh sách top 10 thuốc tốt nhất được Bộ Y tế cấp phép.
Nội Dung Chính
- 1 Tổng hợp 10+ thuốc trị tổ đỉa an toàn, tốt nhất [Bộ Y tế cấp phép]
- 1.1 Bị tổ đỉa bôi thuốc gì? Dung dịch Jarish, Xanh methylen 1%
- 1.2 Thuốc bôi trị tổ đỉa Flucinar hiệu quả tốt
- 1.3 Trị tổ đỉa thuốc nào tốt nhất? Kem bôi Bactroban
- 1.4 Thuốc tím trị chàm tổ đỉa: Diệt khuẩn, sát trùng tốt
- 1.5 Kem bôi Gentacin thuốc đặc trị nấm tổ đỉa của Nhật
- 1.6 Thuốc bôi tổ đỉa Dermovate Cream 15g
- 1.7 Thuốc kháng sinh điều trị chàm tổ đỉa Penicillin
- 1.8 Thuốc trị chàm tổ đỉa Kobayashi Apitoberu của Nhật Bản
- 1.9 Griseofulvin – Thuốc uống trị tổ đỉa kèm nấm tốt nhất hiện nay
- 1.10 Loratadin – Thuốc đặc trị nấm tổ đỉa dạng uống bạn nên chọn
- 2 Những điều quan trọng cần lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa
- 3 Cách phòng bệnh tổ đỉa đơn giản, an toàn
Tổng hợp 10+ thuốc trị tổ đỉa an toàn, tốt nhất [Bộ Y tế cấp phép]
Bệnh tổ đỉa dùng thuốc gì tốt? Thuốc trị tổ đỉa nào an toàn, tốt nhất? Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh đặc trưng với những mụn nước cư trú ở bàn tay, bàn chân. Gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt, cuộc sống.
Thuốc trị tổ đỉa được nhiều người sử dụng để ngăn ngừa bệnh lây lan, giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Bài viết đã tổng hợp top 10 loại thuốc tốt nhất được Bộ Y tế cấp phép. Giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
Bị tổ đỉa bôi thuốc gì? Dung dịch Jarish, Xanh methylen 1%
Bệnh tổ đỉa gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, đau đớn và sinh hoạt khó khăn. Vậy bị tổ đỉa bôi thuốc gì? Dung dịch Jarish, Xanh methylen 1% có thể là gợi ý dành cho bạn.
Thành phần
Xanh methylen thuộc nhóm hoạt chất cấp cứu và giải độc. Thành phần gồm axit boric và Glycerin. Đây là những hoạt chất lành tính, không gây độc hại.
Công dụng:
Một số công dụng Xanh methylen nổi bật gồm:
- Chống viêm, loại bỏ và ngăn chặn vi khuẩn, nấm.
- Làm dịu bề mặt da, tiêu mụn nước, giảm ngứa ngáy
- Có hiệu quả cao trong sát khuẩn. Thường được điều trị tổ đỉa cấp tính và các bệnh ngoài da khác.
Cách dùng:
Đối với bệnh tổ đỉa, người bệnh có thể dùng dung dịch Xanh methylen bôi ngoài da. Các bước thực hiện như sau:
- Làm sạch vùng da bị tổ đỉa cần điều trị.
- Dùng tăm bông bôi dung dịch Xanh methylen lên toàn bộ vùng da bị tổn thương để ngừa bội nhiễm.
- Ngày dùng thuốc từ 1 – 3 lần.
Thuốc bôi trị tổ đỉa Flucinar hiệu quả tốt
Bạn đã điều trị tổ đỉa bằng nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả? Bạn muốn đổi thuốc nhưng chưa biết loại nào tốt? Bài viết xin được gợi ý cho bạn thuốc bôi trị tổ đỉa Flucinar.
Thành phần:
Fluocinolone là dược chất chính của thuốc Flucinar.
Công dụng:
Thuốc bôi Flucinar mang đến nhiều hiệu quả trong điều trị tổ đỉa, cụ thể:
- Nhanh chóng loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt.
- Ngừa nhiễm khuẩn lây lan sang các vùng da lân cận.
Cách dùng:
Bạn nên kiên trì bôi thuốc ngày 2 – 4 lần/ngày để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Thời gian dùng thuốc không quá 3- 4 tuần.
Giá tham khảo:
Trên thị trường, Flucinar trị bệnh tổ đỉa có giá bán 40.000 – 50.000 VNĐ/1 tuýp 15g. Mức giá này khá bình dân, do đó phù hợp với túi tiền người bệnh.
Trị tổ đỉa thuốc nào tốt nhất? Kem bôi Bactroban
Top các loại thuốc trị tổ đỉa tốt gọi tên Bactroban. Đây là thuốc kháng sinh được sản xuất ở dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Thuốc được các chuyên gia kê đơn phổ biến cho trường hợp tổ đỉa cấp tính. Diện tích tổn thương dưới 10 cm.
Thành phần:
Kem bôi Bactroban có 3 thành phần chính là: Polyetylen glycol; Mupirocin và Polyetylen glycol. Những hoạt chất này giúp ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn. Giúp tiêu diệt vi khuẩn, hồi phục vùng da tổn thương.
Cách dùng:
Chữa trị tổ đỉa bằng Bactroban cần thực hiện theo những bước sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh.
- Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
Thuốc tím trị chàm tổ đỉa: Diệt khuẩn, sát trùng tốt
Với tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, sát trùng tốt mà dung dịch thuốc tím trị tổ đỉa trở thành lựa chọn của rất nhiều người bệnh. Thuốc không mùi, màu tím hoặc đỏ đậm. Chi phí hợp lý, có thể tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Cách dùng:
- Giai đoạn khởi phát: Ngày 1 – 2 lần dùng thuốc tím pha loãng ngâm rửa tay chân.
- Trường hợp tổ đỉa gây tụ dịch, nổi mụn nước, mụn mủ: Bôi trực tiếp thuốc tím lên bề mặt da tổn thương. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
Kem bôi Gentacin thuốc đặc trị nấm tổ đỉa của Nhật
Gentacin là kem bôi đặc trị nấm tổ đỉa của Nhật được nhiều người Việt tin dùng. Thuốc không chỉ giúp phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương mà còn tránh để lại sẹo. Do đó vừa có tác dụng chữa bệnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Thành phần:
Một số thành phần chính có trong kem bôi Gentacin đó là: Genmaiskin, Parafin, Paraokinshi, Axit benzoic, Propyl, Vaseline trắng…
Cách sử dụng:
Kem bôi Gentacin của Nhật được dùng bằng cách thoa trực tiếp lên vùng tổn thương. Chú ý làm sạch da trước khi thoa thuốc. Mỗi ngày bôi kem 2-3 lần.
Thuốc bôi tổ đỉa Dermovate Cream 15g
Loại thuốc bôi chữa trị tổ đỉa hữu ích tiếp theo mà bài viết muốn chia sẻ chính là Dermovate. Đây là thuốc trị tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân rất hiệu quả được nhiều người sử dụng
Thành phần:
Kem bôi Dermovate có thành phần chính là Clobetasol propionate. Đây là một loại corticosteroid tổng hợp dùng trong điều trị tại chỗ.
Công dụng:
Sự góp mặt của hoạt chất Clobetasol propionate trong bảng thành phần giúp cho Dermovate có khả năng ức chế tốt các tác nhân gây viêm và dị ứng. Từ đó giảm ngứa ngáy, viêm, sưng đỏ, phù nề, mụn nước… do bệnh tổ đỉa gây ra hiệu quủa.
Liều dùng:
- Sử dụng 3 – 4 lần/ ngày, không quá 50g/tuần.
- Dùng thuốc không quá 2 tuần. Nếu sau 2 tuần, triệu chứng bệnh không cải thiện. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc ngưng sử dụng hoặc kéo dài thời gian điều trị. Không tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc.
Thuốc kháng sinh điều trị chàm tổ đỉa Penicillin
Bên cạnh việc dùng thuốc bôi, bác sĩ có thể kết hợp kê thuốc uống điều trị chàm tổ đỉa. Điển hình nhất phải kể đến thuốc kháng sinh Penicillin.
Penicillin có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Do đó, loại thuốc này thường được chỉ định cho bệnh tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng và bội nhiễm.
Cách dùng:
Tùy đối tượng mắc bệnh mà liều dùng Penicillin sẽ có sự khác biệt. Với người lớn, liều dùng phổ biến là 125 – 500mg/ liều, chia ngày 3 lần. Sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ. Tránh lạm dụng vì có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, đau dạ dày…
Tránh dùng thuốc với người bệnh mẫn cảm với thành phần Penicillin. Người bệnh có tiền sử bệnh thận, tiêu chảy, hen suyễn, rối loạn đông máu…
Thuốc trị chàm tổ đỉa Kobayashi Apitoberu của Nhật Bản
Kobayashi Apitoberu là kem bôi ngoài da trị tổ đỉa của Nhật Bản. Thuốc được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Hầu hết người dùng đều để lại phản hồi tốt. Sản phẩm nhiều năm liền lọt top bán chạy trên thị trường
Công dụng:
Kobayashi Apitoberu giúp loại bỏ nhanh chóng biểu hiện ngứa ngáy khó chịu do bệnh tổ đỉa gây nên. Thuốc thẩm thấu sâu vào các tế bào biểu bì da, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh. Đồng thời dưỡng ẩm, giúp da nhanh chóng hồi phục.
Thành phần:
Angelica, axicon và dầu là 3 thành phần chính của thuốc bôi Kobayashi Apitoberu.
Cách sử dụng:
Người bị bệnh tổ đỉa nên Kobayashi Apitoberu bôi từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Cách dùng thuốc tương tự các loại kem bôi da khác. Bạn vệ sinh da sạch sẽ, lau khô. Dùng một lượng thuốc nhỏ thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
Griseofulvin – Thuốc uống trị tổ đỉa kèm nấm tốt nhất hiện nay
Thuốc Griseofulvin thường được kê đơn cho trường hợp tổ đỉa kèm nhiễm nấm. Do là thuốc điều trị toàn thân nên hiệu quả mang lại nhanh chóng. Phù hợp cho trường hợp điều trị lần đầu hoặc tái nhiễm nhiều lần.
Công dụng:
Griseofulvin được bào chế dưới dạng uống. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phân chia ADN của tế bào nấm và dần tiêu diệt chúng. Kiên trì dùng thuốc giúp các tổn thương và ngứa ngáy do tổ đỉa giảm bớt.
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn: Mỗi lần uống 250-500mg, uống 2 lần mỗi ngày
- Trẻ em: Ngày dùng 10 mg/ 1kg trọng lượng cơ thể, chia làm 2 lần uống trên ngày
Loratadin – Thuốc đặc trị nấm tổ đỉa dạng uống bạn nên chọn
Thuốc đặc trị nấm tổ đỉa dạng uống có khá nhiều loại để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, an toàn và hiệu quả nhất phải kể đến viên uống Loratadin.
Tác dụng:
Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2. Sau khi dùng thuốc, thành phần hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ và phóng thích histamin vào da.
Tác dụng chính của Loratadin là giảm ngứa ngáy, chống dị ứng và các triệu chứng khó chịu khác trên da.
Cách dùng:
Thuốc Loratadin trị tổ đỉa được dùng bằng đường uống. Với mỗi độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc sẽ có sự thay đổi cho phù hợp.
- Người lớn: 10mg/lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Trên 30kg uống viên nén 10mg/ngày, dưới 30 kg uống thuốc dạng nước với liều lượng 5ml/lần.
- Không dùng quá 10mg thuốc trong ngày.
Lưu ý: Điều trị tổ đỉa bằng Loratadin có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy, người bệnh nên tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Không tùy tiện tăng giảm liều lượng thuốc.
Thận trọng dùng thuốc cho người bệnh suy gan, động kinh, phụ nữ có thai và cho con bú.
Những điều quan trọng cần lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa
Nếu bạn đang trong quá trình dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa, hãy lưu ý:
- Không tùy tiện mua và dùng thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng, cách thức và thời gian quy định.
- Tránh cào gãi mạnh vào vùng da tổn thương.
- Luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, kích cỡ phù hợp.
- Không lạm dụng các sản phẩm có chứa chất hóa học.
- Tăng cường bổ sung chất xơ, hoa quả, vitamin trong bữa ăn hàng ngày.
Cách phòng bệnh tổ đỉa đơn giản, an toàn
Thông tin cho bạn nào chưa biết, tổ đỉa là bệnh lý da liễu rất dễ tái phát gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và tâm lý. Vì vậy, bạn cần phải có các cách phòng ngừa hợp lý để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
- Phòng tránh những nguồn lây bệnh: Bệnh tổ đỉa thường phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân và mùa hè, vì vậy ày bạn nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh như hóa chất, lông động vật,…
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa: Nên hạn chế tiếp xúc xà phòng, nước rửa chén, thuốc tẩy,… bởi đây là những yếu tố có thể gây kích ứng da, dẫn tới bệnh tổ đỉa. Bạn nên đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất này.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Việc giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là khu vực bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, chân, giúp phòng bệnh hiệu quả. Nên thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để bảo vệ da. Tuy nhiên, cần tránh các sản phẩm xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh: Nên tăng cường vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Mục đích chính là giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Ví dụ như rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein,…
- Hạn chế một số loại thực phẩm đặc biệt: Theo các bác sĩ da liễu, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa. Ví dụ như thực phẩm ngọt chứa nhiều đường, đồ cay nóng, chiên xào, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
- Không dùng nhiều đồ uống có cồn: Uống đủ nước mỗi ngày để quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn, ngoài nước lọc bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây tươi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích đây là nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch tự nhiên.
- Sinh hoạt lành mạnh: Xây dựng lối sống khoa học và lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Mục đích chính là để tránh căng thẳng stress kéo dài, gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bài viết trên đây vừa tổng hợp đến bạn top 10 thuốc trị tổ đỉa hiệu quả tốt, được Bộ Y tế cấp phép và thường được bác sĩ kê đơn. Việc dùng thuốc bôi hay thuốc uống tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Chủ động thăm khám ngay khi có dấu hiệu bệnh sẽ giúp việc khám chữa đạt hiệu quả cao.
Xem thêm bài viết:
Bài Liên Quan