15+ Thuốc trị mề đay mẩn ngứa được bác sĩ tin dùng
Ngày cập nhật :13/12/2022
Mề đay là bệnh lý ngoài da gây ngứa ngáy khó chịu. Sử dụng thuốc trị mề đay đang là phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bài viết dưới đây, sẽ gợi ý cho bạn một số loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa phổ biến hiện nay.
Nội Dung Chính
- 1 Mề đay là gì? Nguyên nhân và triệu chứng mề đay
- 2 Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay được nhiều bác sĩ và mọi người sử dụng
- 2.1 Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Cetirizin
- 2.2 Thuốc trị dị ứng mề đay Phenergan
- 2.3 Nổi mề đay dùng thuốc gì? Thuốc Loratadine
- 2.4 Thuốc chữa mề đay Acrivastin
- 2.5 Thuốc trị mề đay mãn tính Dexamethasone
- 2.6 Thuốc trị ngứa nổi mề đay cho cả trẻ em – Hydroxyzine
- 2.7 Thuốc trị mề đay Clorpheniramin
- 2.8 Thuốc bôi trị mề đay Dexclorpheniramin
- 2.9 Thuốc chữa mề đay mãn tính – Methylprednisolon
- 2.10 Thuốc uống trị mề đay Fexofenadine
- 2.11 Giảm ngứa mề đay bằng thuốc Medrol
- 2.12 Epinephrine – Thuốc tiêm trị mề đay
- 2.13 Eumovate – Thuốc bôi trị mề đay
- 3 Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay
Mề đay là gì? Nguyên nhân và triệu chứng mề đay
Các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết, mề đay thuộc nhóm bệnh da liễu ai cũng có thể mắc phải. Khi mắc phải bệnh lý mề đay, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:
- Nổi mẩn ngứa trên da.
- Các nốt ngứa có màu trắng nhạt hoặc đỏ.
- Chúng ta có thể dễ dàng quan sát và phân biệt rõ ràng vùng da bị bệnh và vùng da xung quanh.
Nhắc đến nguyên nhân gây mề đay, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ:
- Hệ thống miễn dịch cơ thể suy yếu, nên khi tiếp xúc với dị nguyên dễ bị kích ứng da.
- Một số trường hợp bị nổi mề đay là do lông động vật, phấn hoa, do khói bụi, môi trường ẩm mốc, phấn hoa…
- Một nguyên nhân khác có thể bị mề đay là do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh.
- Yếu tố di truyền cũng có thể dẫn đến bệnh mề đay.
Bệnh mề đay không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Người bệnh mắc mề đay thường bị ngứa dữ dội vào ban đêm hoặc khi nhiệt độ xuống thấp.
Tổng hợp các loại thuốc trị mề đay được nhiều bác sĩ và mọi người sử dụng
Bệnh mề đay được chia thành 2 thể đó là cấp tính và mãn tính. Ở mức độ nhẹ, các triệu chứng phổ biến thường biến mất sau vài giờ.
Các loại thuốc chữa nổi mề đay chủ yếu là thuốc chống viêm, thuốc kháng Histamin, với công dụng giảm viêm, ngừa mẩn ngứa.
Dưới đây là một số loại thuốc trị mề đay phổ biến được nhiều người sử dụng.
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Cetirizin
Loại thuốc này thuộc thế hệ 2 của thuốc kháng histamin. Khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi nhanh chóng. Không còn bị sưng phù, ngứa ngáy.
Thuốc Cetirizin sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi bạn nhai thuốc từ từ. Loại thuốc này thường được chỉ định với các trường hợp bị nổi mề đay do kích ứng thời tiết.
Lưu ý: Thuốc Cetirizin trị mề đay có thể gây ra một số tác dụng phụ như: run tay chân, rối loạn nhịp tim, đi đái ít…
Thuốc trị dị ứng mề đay Phenergan
Phenergan cũng là loại thuốc trị dị ứng nổi mề đay thuộc nhóm kháng Histamin. Được các bác sĩ da liễu khuyên dùng.
Loại thuốc này được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa, nổi mề đay do bị kích ứng hóa chất hoặc do côn trùng cắn.
Để thuốc phát huy công dụng tốt nhất, người bệnh nên thoa thuốc đều đặn 3-4 lần/ngày.
Nổi mề đay dùng thuốc gì? Thuốc Loratadine
Thuộc nhóm kháng Histamin thế hệ 2, thuốc Loratadine có công dụng giảm viêm ngứa, chống dị ứng, ngăn chặn các triệu chứng chảy nước mắt, sổ mũi, hắt hơi…
Tuy nhiên, loại thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ như: có thể gây nôn, rối loạn nhịp tim, khô miệng. Đặc biệt loại thuốc này cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Thuốc chữa mề đay Acrivastin
Nếu nguyên nhân gây nổi mề đay của bạn là do bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, côn trùng cắn… Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc Acrivastin.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên uống. Ngay sau khi sử dụng khoảng 30 phút, các triệu chứng bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng.
Tuy nhiên, thuốc sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn đó là: chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi…
Thuốc trị mề đay mãn tính Dexamethasone
Với những trường hợp bị nổi mề đay mãn tính, trường hợp bị viêm ngứa kéo dài nhưng không hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc Dexamethasone. Đây là loại thuốc thuốc nhóm corticoid.
Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm. Thuốc được bào chế ở 2 dạng, đó là thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị loại thuốc phù hợp.
Thuốc Dexamethasone có giá: 150.000 đồng/hộp.
Thuốc trị ngứa nổi mề đay cho cả trẻ em – Hydroxyzine
Hydroxyzine là thuốc thuộc nhóm kháng histamin. Với thành phần chính là Hydroxyzine và tá dược, thuốc có tác dụng ngăn chặn sự hình thành histamin. Xoa dịu các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây ra.
Thuốc Hydroxyzine được bào chế dưới dạng viên uống. Với liều dùng được nhà sản xuất khuyến cáo như sau:
- Trẻ em: Liều dùng 0.6mg/kg/lần, lặp lại liều tương tự sau 6 giờ trong trường hợp cần thiết.
- Người lớn: 25 – 100mg/ lần, có thể dùng lặp lại sau 4 – 6 giờ. Không uống quá 600mg trong ngày.
Giá bán: 70.000 – 80.000 đồng/hộp/ 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc trị mề đay Clorpheniramin
Clorpheniramin thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1. Thuốc thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp mắc viêm da do dị ứng, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay ở mọi cấp độ.
Với thành phần chính là Clorpheniramin meleat 4mg. Thuốc có tác dụng cải thiện nhanh trong các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa do các bệnh dị ứng thông thường gây ra.
Những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc. Người mắc viêm loét dạ dày, hen mạn tính, tắc cổ bàng quang, phụ nữ mang thai và cho con bú… Không thể sử dụng loại thuốc này.
Dưới đây là khuyến cáo về liều lượng sử dụng từ nhà sản xuất:
- Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3-4 lần.
- Trẻ em: trên 6 tuổi: chỉ uống nửa viên 1 lần, ngày uống 3-4 lần.
Giá tham khảo của thuốc Clorpheniramin là 35.000đ – 40.000đ/ hộp.
Thuốc bôi trị mề đay Dexclorpheniramin
Một gợi ý trong danh mục thuốc trị mề đay thuộc nhóm kháng histamin được nhiều bác sĩ sử dụng đó là thuốc Dexclorpheniramin. Không chỉ có tác dụng chữa mề đay, thuốc còn có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý liên quan đến da liễu như: phát ban, dị ứng.
Liều dùng:
- Người lớn: uống 1 viên (6mg)/ngày 2 lần.
- Trẻ em: Ngày 1 viên, chia 2 lần.
Giá bán của thuốc: 170.000đ – 180.000đ/hộp/vỉ.
Thuốc chữa mề đay mãn tính – Methylprednisolon
Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc có chứa corticosteroid. Vì vậy, khi sử dụng thuốc này người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm đi nhanh chóng.
Với thành của thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt về liệu lượng và thời gian dùng thuốc.
Thuốc Methylprednisolon được bào chế dưới dạng viên uống. Với liều lượng khuyến cáo như sau:
- Người lớn: 60 – 120g/ngày. Mỗi lần uống cách nhau 6h.
- Trẻ em: 10-30mg/kg/ngày, chia thành 3 lần.
Những trường hợp bị nấm toàn thân hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc không nên sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tâm thần, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày… cần thận trọng khi sử dụng.
Giá bán: 130.000đ – 150.000đ/hộp.
Thuốc uống trị mề đay Fexofenadine
Một loại thuốc chữa mề đay nữa cũng được nhiều bác sĩ da liễu tin dùng đó là thuốc Fexofenadine. Đây là thuốc thường được chỉ định trong điều trị mề đay mạn tính.
Thuốc Fexofenadine có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Cải thiện tình trạng hắt hơi, ngứa họng.
- Trẻ em: dùng 6mg/ngày, chia thành 2 lần uống. (độ tuổi: 6-12 tuổi).
- Người lớn: 180mg/ngày, chia 2 lần.
Giá bán hiện nay: 24.000đ/viên.
Giảm ngứa mề đay bằng thuốc Medrol
Đây là thuốc chữa mề đay không chứa corticosteroid. Nhưng vẫn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm, phù tại da và thanh quản.
Medrol thường được chỉ định điều trị với các trường hợp mắc mề đay mãn tính. Với liều lượng sử dụng như sau:
Liều 4 – 48mg/ngày. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng liều lượng phù hợp.
Giá bán: 120.000đ – 140.000đ/hộp.
Epinephrine – Thuốc tiêm trị mề đay
Thuốc tiêm trị nổi mề đay không thể không nhắc đến Epinephrine. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng để điều trị các trường hợp khẩn cấp do sốc thuốc, dị ứng hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và tiêm thuốc Epinephrine tại nhà.
Eumovate – Thuốc bôi trị mề đay
Thuốc Eumovate có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0,05% có tác dụng chống viêm, giảm sưng, ngứa trên da.
Eumovate được chỉ định điều trị các bệnh lý như: hăm da, viêm da tiếp xúc, phát ban, viêm da cơ địa…
Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi, nên người bệnh dùng để xoa trực tiếp lên da, ngày 2 lần.
Giá bán: 20.000 – 30.000đ/tuyp 5g.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay
Thuốc chữa mề đay là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi giúp giảm nhanh các triệu chứng, tiện lợi. Tuy nhiên, thuốc trị bất kỳ loại bệnh nào cũng như con dao 2 lưỡi. Nếu tự ý sử dụng hoặc dùng không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mề đay:
- Chỉ dùng thuốc khi đi khám và có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo dùng đúng, đủ liều lượng bác sĩ kê.
- Thuốc bôi trị mề đay chỉ nên bôi lớp mỏng trên da, không nên bôi quá dày. Dùng thuốc trong khoảng thời gian bác sĩ chỉ định. Không nên dùng trong thời gian quá dài.
- Bị mề đay rất ngứa, tuy nhiên người bệnh không nên gãi quá nhiều. Bởi làm như vậy sẽ gây tổn thương da, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học cũng sẽ giúp cải thiện chứng mề đay hiệu quả.
Trên đây là một số loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa phổ biến, giúp cải thiện các triệu chứng ngứa do mề đay gây ra. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên đi khám và điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ.
Xem thêm bài viết:
Bài Liên Quan