Rong huyết là gì? 5+ Món ăn chữa rong huyết hiệu quả 

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :06/09/2022

Rong huyết là gì? Là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Đây là tình trạng bất thường xảy ra ở các chị em phụ nữ. Nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí là vô sinh.

Bài viết sau đây sẽ gửi đến chị em những thông tin hữu ích về tình trạng rong huyết như dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh,…và các món ăn chữa rong huyết hiệu quả. Bạn đọc cùng theo dõi nhé.

rong huyết là gì

Tìm hiểu về bệnh rong huyết là gì?

Rong huyết là gì? Rong huyết là hiện tượng xảy ra ở nữ giới. Khi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ kéo dài quá 7 ngày (thông thường 3-5 ngày) và lượng máu mất đi nhiều hơn so với bình thường.

Hiện tượng rong huyết xảy ra khiến máu ra nhiều hơn bình thường. Gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của chị em. Bởi nếu hiện tượng này kéo dài, khiến cơ thể người phụ nữ bị thiếu máu. Đồng thời, sẽ xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt,… 

Ngoài ra, đây sẽ là thời điểm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào vùng kín. Gây viêm nhiễm và dần hình thành các bệnh lý phụ khoa. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của chị em.

Hiện nay, tình trạng rong huyết xuất hiện khá phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê, trường hợp nữ giới bị rong huyết chiếm tới 11 – 13%. Đặc biệt, nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 40 chiếm tới 24%.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rong huyết?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong huyết. Để xác định được nguyên nhân chính xác chị em cần phải kiểm tra tại các cơ sở y tế. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được phân thành hai nhóm sau: 

Nguyên nhân nguyên phát gây rong huyết

Trong trường hợp này, hiện tượng rong huyết không đáng lo ngại. Tình trạng này hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng. Chủ yếu là do vấn đề nội tiết gây ra. Các đối tượng thường bị rong kinh nguyên phát bao gồm:

  • Thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ sau sinh.
  • Nữ giới bước vào tiền mãn kinh.

Nguyên nhân thứ phát gây rong huyết

Trong trường hợp này, nguyên nhân thứ phát chủ yếu do các bệnh lý gây ra. Nguy hiểm hơn so với trường hợp nguyên nhân nguyên phát. Các bệnh lý khiến cho nữ giới gặp triệu chứng rong huyết phải kể đến như:

  • Sinh đẻ: Sau khi sinh, cơ thể và các cơ quan sinh dục của người phụ nữ chưa trở lại hoạt động bình thường. Do đó, ở những chu kỳ đầu chị em có thể gặp phải tình trạng rong huyết. Một thời gian sau đó, nội tiết tố ổ định, chu kỳ của chị em sẽ trở về trạng thái bình thường. 
  • Vấn đề nội mạc tử cung: Điển hình phải kể đến là bệnh viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung.
  • Vấn đề buồng trứng: Ung thư buồng trứng, buồng trứng đa năng, viêm buồng trứng,…là những tổn thương về buồng trứng. Cũng là nguyên nhân dẫn đến rong huyết.
  • Vấn đề tử cung, cổ tử cung: Các bệnh lý về tử cung như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,.. Là một trong những nguyên nhân gây xuất hiện rong huyết.
  • Sử dụng thuốc phá thai, tránh thai nhiều lần: Việc lạm dụng thuốc tránh thai là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rong huyết. Bởi thuốc tránh thai luôn kèm theo nhiều tác dụng phụ. Gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ, dẫn đến rong huyết.

Các dấu hiệu nhận biết khi bị rong huyết

Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – BS CKII Sản phụ khoa cho biết: “Khác với một số hiện tượng bệnh lý về phụ khoa ở nữ giới, hiện tượng rong huyết có những biểu hiện khá rõ rệt ở mỗi kỳ nguyệt san”.

bệnh rong huyết là gì

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến khi bị rong huyết:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày. Lượng máu mất đi nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ.
  • Tình trạng rong huyết diễn ra nghiêm trọng hơn trong 2 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp.
  • Máu kinh thường ra nhiều vào ban đêm.
  • Kinh nguyệt ra nhiều và máu kinh vón thành những cục lớn.
  • Khi đến kỳ kinh nguyệt, thường xuyên bị đau bụng dưới.
  • Mỗi khi đến kỳ kinh, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thở dốc và có triệu chứng thiếu máu.

Rong huyết có nguy hiểm không?

Thông thường, các chị em thường chủ quan khi bị rong huyết vì cho rằng nó không gây hại tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây những ảnh nghiêm trọng đến sức khoẻ sinh sản của chị em.

Rong huyết kéo dài, khiến cơ thể chị em bị thiếu máu, gầy yếu, suy nhược, hoa mắt. Khiến phụ nữ gặp một vài bất tiện trong cuộc sống và làm xáo trộn vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề này không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn nữa, đây là nguy cơ khiến mầm bệnh phát triển và gây ra các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm vùng chậu… Nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

Nếu tình trạng rong huyết kéo dài, các chị em cần chủ động đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Để phát hiện sớm tình trạng bệnh cũng như phòng tránh những mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của bản thân.

Bị rong huyết nên ăn gì?

Món ăn chữa rong huyết là giải pháp được nhiều chị em tìm đến khi gặp phải triệu chứng này. Dân gian có lưu truyền nhiều món được cho rằng có tác dụng cải thiện tình trạng rong huyết. Vậy bị rong huyết nên ăn gì?

Dưới đây là một số món được nhiều chị em truyền tai nhau có tác dụng chữa rong huyết.

Thịt dê hầm câu kỷ tử

Thịt dê hầm câu kỷ từ là một trong những món ăn chữa rong huyết mà các chị em không nên bỏ lỡ.

Món ăn này được sử dụng từ xa xưa, không chỉ tốt cho cho nữ giới mà còn lợi cho sức khoẻ nam giới. Mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, bổ thận tráng dương.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn cần rửa sạch thịt dê và để ráo nước rồi thái lát mỏng vừa ăn.
  • Sau đó, bạn lấy một vài củ gừng gọt và rửa sạch rồi đem đi thái nhỏ.
  • Đem nấm hương đi ngâm trong khoảng 15p rồi rửa sạch lại. Đem hành đi rửa và thái nhỏ cùng với nấm hương.
  • Tiếp theo, cho nguyên liệu: thịt dê, hành, nấm hương và câu kỷ từ vào nồi. Đổ thêm khoảng 1 lít nước.
  • Đun đến khi nước sôi thì thêm các loại gia vị cho vừa ăn.
  • Vặn ga nhỏ lửa, cho đến khi thịt dê mềm nhừ, rồi cho một ít hành lá và sau đó bạn có thể dùng bữa.

Nên ăn đều đặn 3 – 4 lần/tháng để tình trạng sớm được cải thiện.

Củ sen hầm thịt lợn nạc

Củ sen hầm thịt lợn nạc là món ăn chữa rong huyết được nhiều chị em áp dụng thành công.

Món này ngoài chữa rong kinh còn giúp an thần, chống lão hoá, dưỡng ẩm và đàn hồi cho da. Cung cấp dinh dưỡng tốt và tăng cường sinh lực.

Cách thực hiện:

  • Đem thịt heo rửa sạch với nước muối loãng nhiều lần và thái miếng vừa ăn.
  • Lấy củ sen làm sạch vỏ, rửa sạch và thái miếng tròn. Rồi đem ngâm trong nước lạnh pha ít giấm. Để sen không bị thâm.
  • Tiếp theo, đem thịt heo vào nồi áp suất, nấu trong khoảng 15’. Tắt bếp và để nguyên trong nồi khoảng 30’.
  • Sau đó, cho củ sen đã thái bỏ vào nồi và nấu thêm khoảng 15’. Thêm nếm gia vị, cho hành ngò và tắt bếp là thưởng thức ngay được.

Bạn nên thực hiện món này 3 – 4 lần/tháng để chữa bệnh nhanh chóng.

Cá trê hầm ngải cứu

rong kinh rong huyết là gì

Cá trê hầm ngải cứu là món ăn chữa rong huyết được đánh giá cao.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần làm sạch cá trê, cho cá trê vào nồi luộc chung với đậu đen. Chú ý, nước cho đầy mặt cá.
  • Các vị thuốc gồm hoa hồng, trần bì, ngải cứu, hoa hồng cho cùng vào một túi vải mỏng. Bỏ vào trong nồi chung với các nguyên liệu trên.
  • Đun nhỏ lửa cho tới khi cá mềm nhừ thì tắt bếp.

Bạn nên ăn liên tục trong 2 tuần trước hành kinh, sẽ cải thiện rong huyết vô cùng hiệu quả.

Cháo hạt sen, táo đỏ và vải

Cháo hạt sen, táo đỏ, vải cũng là món ăn phổ biến trong việc khắc phục tình trạng rong huyết. Món này giúp bồi bổ khí huyết và cải thiện rong huyết hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Trước hết, bạn cần bóc vỏ hạt sen và bỏ tim sen ra ngoài, để món ăn không bị đắng. 
  • Sau đó, cho gạo cùng hạt sen vào nồi nấu nhừ thành cháo.
  • Tiếp theo, khi cháo chín thì cho táo đỏ cùng long vải vào nồi và đun khoảng 30 phút nữa. Vậy là bạn có thể thưởng thức món ăn ngay.

Bạn nên ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 2 lần.

Món chè đậu xanh và đường trắng

 

Món chè đậu xanh và đường trắng là món ăn chữa rong huyết vô cùng đơn giản.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, bạn cần đem đậu xanh đi đãi hết vỏ và vo sạch.
  • Sau đó. Cho vào nồi và thêm nước để nấu chín. Nêm đường sao cho đủ độ ngọt vừa ăn.

Món này có thể áp dụng liên tục trong vòng 10 ngày, trước kỳ kinh nguyệt diễn ra.

Lưu ý: Bị rong huyết nên ăn gì chỉ có tác dụng hỗ trợ triệu chứng rong huyết. Không thể điều trị dứt điểm tình trạng này. Do đó, lời khuyên dành cho chị em đó là thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Rong huyết kéo dài bao lâu thì hết?

Rong huyết bao lâu thì hết? Là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Cũng theo bác sĩ Dung, để xác định thời gian hết rong kinh còn tuỳ thuộc vào cơ địa, tình trạng, nguyên nhân gây nên rong kinh ở mỗi người.

Như đã tìm hiểu ở trên, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rong kinh đó là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố nữ. Còn nguyên nhân thứ phát chủ yếu là do các vấn đề bệnh lý.

Với mỗi nguyên nhân, thời gian kéo dài rong kinh sẽ khác nhau. Vậy đối với mỗi trường hợp trên, rong kinh kéo dài bao lâu thì hết?

Rong kinh bao lâu thì hết với trường hợp nguyên nhân nguyên phát?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc rong kinh ở nữ giới do nguyên nhân nguyên phát gây nên chiếm từ 90 – 95%. Trường hợp này, người bệnh thường có những thay đổi về sinh lý trong cơ thể gây rối loạn nội tiết tố nữ. Từ đó, dẫn đến tình trạng rong kinh kéo dài.

Tình trạng rong kinh do nguyên nhân nguyên phát gây nên sẽ có thể tự kết thúc trong khoảng 3 -8 tháng. Sau khi chức năng của các cơ quan sinh sản ổn dịnh trở lại.

Rong kinh bao lâu thì hết với trường hợp nguyên nhân thứ phát?

Rong kinh do nguyên nhân thứ phát gây ra, khiến chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh sẽ kéo dài từ 7 – 15 ngày hoặc hơn. Thời gian rong kinh trong trường hợp này còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý mà người bệnh mắc phải. Cùng với các yếu tố bên ngoài như môi trường, chế độ ăn uống.

Theo các chuyên gia, không thể xác định chính xác thời gian hết rong kinh với trường hợp này. Bởi, chỉ khi người bệnh chữa khỏi được các tác nhân gây ra bệnh lý trong cơ thể, mới có thể kết thúc rong kinh.

Trong trường hợp rong kinh kéo dài và lặp lại ít nhất 3 lần liên tiếp mà không xác định được nguyên nhân gây nên. Lúc này, chị em cần phải đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra. Tránh để lâu ngày dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm.

Phương pháp điều trị rong huyết hiệu quả

Để cải thiện tình trạng rong huyết, chị em có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế – Địa chỉ 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1. Đây là cơ sở y tế đã được Sở y tế cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa. Trong đó, điều trị rong huyết là một trong những thế mạnh của phòng khám.

Với tình trạng rong huyết, tùy từng trường hợp nguyên nhân gây rong huyết là gì. Bác sĩ có thể tư vấn cho chị em một trong những phương pháp dưới đây. 

Cách chữa rong huyết tại nhà

Cách chữa rong huyết tại nhà chủ yếu là hình thành các thói quen, sinh hoạt lành mạnh như ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục. Thường được chỉ định trong trường hợp rong huyết do nguyên nhân nguyên phát. 

Một số lời khuyên dành cho chị em trong trường hợp này gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dướng. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Đặc biệt là các thực phẩm như đậu nành,  hạt lanh, khoai lang, dâu tây,… Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê,..
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Chẳng hạn tập các bộ môn yoga, aerobic, đi bộ…
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Không làm việc quá sức.

Rong huyết uống thuốc gì?

Để điều trị rong kinh bằng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tuỳ vào mức độ, tình trạng của người bệnh sẽ có thuốc uống chỉ định riêng. Chẳng hạn như:

  • Tình trạng máu ra ít nhưng thiếu máu: Các chị em sẽ được bác sĩ kê các viên thuốc tránh thai có chứa estrogen và progesteron. Những viên thuốc này ngoài ý nghĩa ngừa thai còn có tác dụng điều hoà kinh nguyệt.
  • Tình trạng rong kinh nặng (máu ra nhiều, gây mất máu cấp tính): Người bệnh sẽ phải tiêm estrogen hoặc uống estradiol. Thuốc này sẽ làm ngưng sự chảy máu cấp tính. Sau đó, tiêm progesteron hay testosteron để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone và giảm hiện tượng rong kinh.

người bị rong kinh nên ăn gì

Phương pháp ngoại khoa

Trong trường hợp, rong huyết do các bệnh phụ khoa giai đoạn nặng, dùng thuốc không hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa. Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế hiện đang áp dụng một số phương pháp sau:

  • Điều trị viêm vùng chậu bằng máy đa chức năng HGP-1000: Đây là kỹ thuật tiên tiến trong điều trị viêm vùng chậu. Có thể tiêu diệt vi khuẩn E.coli trong vòng 2 phút, tiêu diệt vi khuẩn Lậu cầu khuẩn, nấm và các vi khuẩn gây bệnh khác trong vòng 5 phút.
  • Điều trị rong huyết bằng kỹ thuật Oxy xanh công nghệ Đức: Đây là phương pháp tiêu diệt đến 99, 85% vi khuẩn có hại chỉ trong vòng 10 – 15 phút.  Ngăn sự phát triển của bệnh cũng như khắc phục vùng tổn thương và mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
  • Sóng cao tần RFA chữa rong huyết do viêm lộ tuyến cổ tử cung. Phương pháp này hoàn toàn không đốt, nên không để lại sẹo, hiệu quả điều trị cao. Thời gian phục hồi nhanh, hạn chế tái phát so với các phương pháp truyền thống.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc rong huyết là gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng rong huyết hay phương pháp điều trị rong huyết hiệu quả,…Hy vọng, bạn đọc sẽ nắm được kiến thức cơ bản về rong huyết. Để phòng tránh mối nguy hại gây ra cho sức khoẻ của bản thân cũng như đi thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nếu chị em đang gặp phải tình trạng này, liên hệ ngay với bác sĩ qua hotline 03.8558.1111 hoặc [BẤM VÀO ĐÂY] để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm bài viết: