[Vô kinh thứ phát] Thông tin bệnh và cách điều trị hiệu quả
Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc vô kinh thứ phát ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Bệnh kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai và tâm lý chị em. Tuy nhiên, do chủ quan, ngại ngùng mà hầu hết chị em khám chữa chậm trễ.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chị em những thông tin đầy đủ nhất về vô kinh thứ phát. Bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại, cách chữa, phòng ngừa. Từ đó giúp chị em chủ động hơn trong việc phát hiện, điều trị.
Nội Dung Chính
- 1 Tìm hiểu vô kinh thứ phát là gì?
- 2 Nguyên nhân vô kinh thứ phát do đâu?
- 3 Dấu hiệu nhận biết vô kinh thứ phát ở chị em
- 4 Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì
- 5 Vô kinh có nguy hiểm không? Vô kinh thứ phát có thể có thai không?
- 6 Tổng hợp các cách chữa vô kinh thứ phát an toàn, hiệu quả hiện nay
- 7 Điều trị vô kinh thứ phát theo y học hiện đại
- 8 Cách chữa vô kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tìm hiểu vô kinh thứ phát là gì?
Vô kinh thứ phát là tình trạng người phụ nữ bỗng dưng mất kinh. Chị em không thấy kinh nguyệt xuất hiện dù trước đó vẫn có kinh.
Thời gian mất kinh ở mỗi người sẽ khác nhau. Thời điểm xác nhận là 3 tháng với người có kỳ dâu đều và 6 tháng với kỳ dâu không đều.
Vô kinh thứ phát chỉ xảy ra với chị em trong độ tuổi sinh sản. Không áp dụng cho bé gái chưa hành kinh, thai phụ, người đang cho con bú, mãn kinh.
Nguyên nhân vô kinh thứ phát do đâu?
Lo lắng, hoang mang là tâm lý chung của chị em mắc vô kinh thứ phát. Vậy bạn có thắc mắc nguyên nhân vô kinh thứ phát do đâu không?
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân vô kinh thứ phát khá đa dạng. Dưới đây là những trường hợp phổ biến nhất mà chị em có thể gặp phải.
- Chị em sau sinh, đang cho con bú.
- Đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nghèo nàn, ít dưỡng chất.
- Thường xuyên tập luyện quá sức, vận động mạnh.
- Cân nặng tăng hoặc giảm đột ngột.
- Hệ miễn dịch cơ thể kém, thường xuyên ốm đau bệnh tật.
- Stress kéo dài do áp lực từ học tập, công việc, cuộc sống gia đình.
- Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai.
- Từng thực hiện phá thai nội khoa, ngoại khoa.
- Cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố.
- Chị em có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, tuyến yên, hệ thần kinh trung ương
- Suy buồng trứng sớm.
- Mắc các bệnh lý về buồng trứng, vòi trứng, tử cung. Điển hình như: Buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, …
- Sẹo tử cung do di chứng của phẫu thuật, thủ thuật ngoại khoa.
- Phụ nữ đã cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.
Dấu hiệu nhận biết vô kinh thứ phát ở chị em
Để sớm nhận biết vô kinh thứ phát, chị em có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Trẻ đến tuổi dậy thì nhưng quá 14 – 16 tuổi chưa có kinh.
- Người trưởng thành đã có kinh nhưng bị mất kinh 3- 6 tháng.
- Da khô ráp, xuất hiện nhiều tàn nhang, nứt nẻ.
- Rụng tóc nhiều.
- Cơ thể mọc nhiều mụn hơn ở mặt, lưng, tay chân…
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, căng thẳng.
- Bầu ngực thường có cảm giác căng tức, hơi nhức.
- Ngực sản xuất sữa dù không mang thai, sinh con.
- Gặp khó khăn khi giữ cân bằng, phối hợp hoặc thị lực.
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì
Tình trạng vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, phụ huynh và các bé gái ít quan tâm đến vấn đề này.
Các chuyên gia y tế cho biết, tuổi dậy thì thường bắt đầu ở giai đoạn 13 – 16 tuổi. Một số triệu chứng báo hiệu bé gái đã bước vào tuổi dậy thì như:
- Ra máu kinh nguyệt.
- Ngực phát triển lớn hơn.
- Xuất hiện lông ở những vùng nhạy cảm như: Mép, nách, bộ phận sinh dục.
- Nổi mụn nhiều ở mặt, trán, lưng, cổ…
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì xảy ra khi bé gái trên 14 – 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt. Hoặc các bé gái đã có kinh nhưng bị mất kinh liên tục hơn 3 tháng.
Vô kinh có nguy hiểm không? Vô kinh thứ phát có thể có thai không?
Hiện nay có rất nhiều chị em tranh cãi về vấn đề vô kinh thứ phát có thể có thai không? Có ý kiến cho rằng chị em vẫn có thể mang thai, sinh nở bình thường. Vậy nhưng một số khác lại cho rằng vô kinh thứ phát không thể có thai.
Trên thực tế, chị em mắc vô kinh thứ phát vẫn có hy vọng mang thai. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà khả năng mang thai cao hay thấp. Cụ thể:
- Vô kinh do chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng: Thay đổi lối sống, dùng thuốc Đông Tây Y có thể cải thiện.
- Trường hợp vô kinh do bệnh lý: Thực hiện thụ tinh IVF, IUI để hỗ trợ.
Tổng hợp các cách chữa vô kinh thứ phát an toàn, hiệu quả hiện nay
Với sự phát triển của y học hiện đại, chữa trị vô kinh thứ phát không quá khó khăn. Chị em càng chủ động thăm khám sớm, bệnh càng dễ dàng được cải thiện. Trái lại, bệnh càng kéo dài càng phức tạp và điều trị khó khăn, tốn kém hơn.
Mục đích điều trị vô kinh thứ phát thường gồm 3 yếu tố sau:
- Khắc phục những dấu hiệu bất thường (nếu có thể).
- Giúp chị em sớm mang thai (nếu có nhu cầu).
- Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Dựa trên nguyên nhân gây vô kinh thứ phát chúng ta sẽ có cách điều trị tương ứng. Chị em nên phối hợp với bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Một số xét nghiệm kiểm tra bao gồm: Xét nghiệm máu, kiểm tra hormone, siêu âm, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ.
Điều trị vô kinh thứ phát theo y học hiện đại
Y học hiện đại điều trị vô kinh dựa trên bệnh lý nền gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết: Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều do thiếu hụt nội tiết.
- Phương pháp ngoại khoa: Áp dụng cho trường hợp mất kinh do u nang, u xơ, sẹo mô, sẹo tử cung.
- Nội khoa kết hợp ngoại khoa: Cải thiện tình trạng tuyến giáp như suy giáp, cường giáp…
- Liệu pháp thay thế hormone: Chỉ định cho trường hợp suy buồng trứng.
- Điều trị nội soi: Áp dụng cho chứng Asherman hoặc hẹp CTC.
- Phục hồi tạo hình âm đạo với trường hợp mất kinh do tổn thương sinh dục.
Cách chữa vô kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả
Cải thiện chất lượng cuộc sống lành mạnh, khoa học chính là cách chữa vô kinh tại nhà được nhiều chị em tận dụng tối đa. Dưới đây là một số chia sẻ để chị em tham khảo:
- Ăn uống đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin.
- Giảm cân khoa học, đúng cách, không lạm dụng thuốc giảm cân.
- Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao 30 phút/lần. Chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thể lực.
- Ngủ đủ giấc 7 -8 tiếng mỗi ngày giúp hormone sinh dục được sản sinh.
- Duy trì cảm xúc vui vẻ, lạc quan, tránh bị stress kéo dài.
- Không làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi. Thay vào đó nên cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
Qua bài viết, chắc hẳn chị em đã hiểu rõ hơn về tình trạng vô kinh thứ phát. Bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại, cách chữa. Ngay khi gặp phải tình trạng này, chị em nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Tránh điều trị tùy tiện hoặc lựa chọn cơ sở kém chất lượng khiến tiền mất tật mang.
Xem thêm bài viết: