Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Biến chứng nguy hiểm
Ngày cập nhật :16/08/2022
Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng này chị em sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng trong đó có đau bụng. Vậy thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Cách điều trị thai ngoài tử cung như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Nội Dung Chính
Thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung hay còn gọi là chửa ngoài dạ con. Đây là tình trạng phôi thai thay vì làm tổ ở buồng tử cung lại làm tổ ở vị trí khác. Cụ thể, có thể làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung. Trong đó, vòi trứng là vị trí làm tổ phổ biến nhất của các trường hợp chửa ngoài tử cung.
Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn đang được tìm hiểu. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ khiến chị em chửa ngoài dạ con như vòi trứng bị viêm nhiễm, mắc bệnh phụ khoa hay do thói quen hút thuốc lá.
Thai ngoài tử cung không thể phát triển bình thường như các trường hợp thai làm tổ ở tử cung. Do đó, trường hợp này cần phải điều trị sớm để tránh gây nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng của thai ngoài tử cung chị em nên biết
Thông thường, khi bước vào tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ chị em sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thai ngoài tử cung. Thực tế, triệu chứng chửa ngoài dạ con khá giống với những chị em đang mang thai bình thường. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu khác biệt chị em có thể nhận biết gồm:
Chậm kinh nguyệt
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung.
Với trường hợp này, bác sĩ Duyên khuyến khích chị em nên đi kiểm tra khi có dấu hiệu trễ kinh. Việc đi kiểm tra sớm sẽ giúp chị em biết được chậm kinh do đâu. Nếu mang thai ngoài tử cung sẽ có phương pháp điều trị kịp thời.
Xuất huyết âm đạo
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phổ biến đó chính là xuất huyết âm đạo. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với máu kinh nguyệt.
Nếu chảy máu do thai ngoài tử cung, chị em sẽ thấy máu loãng hơn, có màu nâu sẫm, cà phê. Lượng máu chảy ra do thai ngoài tử cung cũng ít hơn so với máu trong ngày đèn đỏ.
Đau bụng dưới dữ dội
Nếu chị em mang thai ngoài tử cung sẽ gặp phải triệu chứng đau bụng dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới, vị trí nơi phôi thai làm tổ.
Lúc đầu, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, kèm theo triệu chứng khó chịu ở bụng, táo bón. Nếu đau bụng kèm theo triệu chứng chảy máu vùng kín cần phải thăm khám ngay. Vì có thể do vỡ tử cung, nếu không xử lý sớm có thể đe dọa đến tính mạng.
Nồng độ HCG ở thai ngoài tử cung trong máu giảm dần
Khi mang thai, nồng độ hCG sẽ tăng dần và sẽ ổn định ở thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu mang thai ngoài tử cung, lượng hCG sẽ tăng chậm, nhiều trường hợp còn bị giảm dần.
Chính vì thế, rất nhiều trường hợp có các triệu chứng của việc mang thai. Tuy nhiên, sử dụng que thử thai chỉ lên 1 vạch điều này là do mang thai ngoài tử cung.
Khó chịu khi đi vệ sinh
Khó chịu khi đi vệ sinh cũng là triệu chứng của chửa ngoài dạ con nhưng ít ai để ý. Khi mang thai, ruột và bàng quang của thai phụ rất dễ bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp còn bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Do đó, nếu mẹ bầu thấy đi vệ sinh khó khăn, đại tiện đau, tiểu buốt… Cần phải quan sát thêm các triệu chứng khác để kiểm tra kịp thời.
Đau nhức vai
Nhiều chị em mang thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu có triệu chứng đau nhức vai. Song triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp hay do vận động sai tư thế.
Theo lý giải, việc mang thai ngoài tử cung gây nên triệu chứng chảy máu vùng kín. Tình trạng chảy máu rất dễ kích thích các bộ phận khác, khiến vai đau nhức. Tình trạng đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi chị em nằm nghỉ.
Ngoài các dấu hiệu kể trên, chị em còn gặp một số dấu hiệu khác như:
- Buồn nôn;
- Chuột rút;
- Hoa mắt chóng mặt;
- Huyết áp thấp;
- Mạch đập nhanh…
Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?
Như vừa chia sẻ ở trên, đau bụng là một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Vậy thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?
Theo bác sĩ Duyên, các triệu chứng của thai ngoài dạ con thường xuất hiện vào tuần thứ 4, 5 của thai kỳ. Còn với triệu chứng đau bụng sẽ xuất hiện khi phôi bắt đầu làm tổ (rơi vào tuần thứ 4). Lúc này, ống dẫn trứng bị co giãn khi phôi làm tổ nên sẽ gây đau bụng.
Lúc đầu, cơn đau chỉ diễn ra âm ỉ ở vùng bụng dưới rốn. Nếu chị em dùng thuốc giảm đau thì cơn đau sẽ thuyên giảm. Nhưng khi hết thuốc, tình trạng đau bụng sẽ xuất hiện lại.
Tình trạng đau bụng sẽ diễn ra trong nhiều ngày, thai càng lớn thì càng đau bụng. Đến khi thai lớn gây vỡ vị trí làm tổ thì càng đau sẽ dữ dội. Kéo thai các dấu hiệu khác như tụt huyết áp, da xanh xao do chảy quá nhiều máu.
Những biện pháp đề phòng và cách xử lý mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Do đó, chị em cần phải có biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời nếu như chửa ngoài dạ con.
Biện pháp đề phòng hiện tượng thai ngoài tử cung
Để phòng tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sử dụng các biện pháp tránh an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không lạm dụng thủ thuật phá thai.
- Nếu có dấu hiệu mắc bệnh viêm phụ khoa cần phải thăm khám và điều trị triệt để. Bởi nếu để lâu có thể khiến vòi trứng bị viêm dính ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Nếu có dấu hiệu đau bụng, ra máu bất thường ở vùng kín. Đặc biệt là những chị em từng bị thai ngoài tử cung, viêm nhiễm vùng kín thì cần phải điều trị ngay vì có thể là do mang thai ngoài tử cung.
Những cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung
Vậy với trường hợp mang thai ngoài tử cung phải điều trị thế nào? Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước thai và tình trạng của thai. Tùy vào từng trường hợp mà có chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật.
Dùng thuốc
Nếu kích thước phôi thai nhỏ, chưa vỡ thì sẽ được chỉ định dùng thuốc để chữa trị. Methotrexate là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị trong trường hợp này.
Tác dụng của thuốc ngăn chặn sự phát triển của phôi thai. Khiến cho phôi thai bị tiêu biến sau 4 – 6 tuần. Trong quá trình dùng thuốc, chị em sẽ gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, tăng men gan, chán ăn, mệt mỏi.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cũng tiến hành siêu âm và kiểm tra nồng độ hCG liên tục. Việc kiểm tra để nhận biết thai đã được tiêu biến chết chưa. Nếu thai chưa vẫn chưa được xử lý buộc phải chuyển sang phương pháp ngoại khoa.
Phẫu thuật
Trường hợp thai có kích thước lớn nhưng chưa vỡ. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi với mục đích mở thông vòi trứng, cắt bỏ vòi trứng.
Còn nếu thai lớn và bị vỡ xuất huyết nghiêm trọng cần phải tiến hành mổ mở. Lúc này, thai vỡ, vòi trứng cũng bị hỏng nên phải cắt bỏ hoàn toàn.
Trên đây là thông tin giải đáp thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng. Như vậy, đau bụng sẽ xuất hiện khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ nếu như thai ngoài tử cung. Chị em cần phải thận trọng và có thăm khám sớm nếu có dấu hiệu này.
Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, liên hệ đến hotline 03.8558.1111 để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm bài viết: