4 Lý do để mẹ bầu nên sử dụng trứng vịt lộn tăng sức đề kháng
Ngày cập nhật :11/04/2023
Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Lợi ích của trứng vịt lộn đối với sức khỏe bà bầu. Bầu ăn trứng vịt lộn như nào thì tốt. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về cách bổ sung thực phẩm này trong thời gian mang bầu sao cho tốt nhé!
Nội Dung Chính
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Là câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc. Như chúng ta đã biết, trứng vịt lộn là loại thực phẩm với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Trong dân gian còn truyền tai nhau, bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn, con sinh ra sẽ khỏe mạnh, da trắng và chân dài. Vậy thực hư điều này như thế nào?
Các chuyên gia cho biết, trong trứng vịt lộn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với hàm lượng giá trị cao. Một số dưỡng chất có trong trứng vịt lộn phải kể đến như: canxi, photpho, vitamin B1, B2, A, C, sắt, lipid,… rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn, để bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Còn về quan niệm, ăn trứng vịt lộn để con sinh ra da trắng, chân dài,… thì chỉ là lời đồn đoán. Không hề có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không?
Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được trứng vịt lộn. Tuy nhiên, bà bầu phải ăn hợp lý với số lượng rất ít.
Trứng vịt lộn mang lại những tác dụng tốt cho mẹ bầu và thai nhi 3 tháng đầu như giảm chứng suy nhược cơ thể, đau đầu chóng mặt, thiếu máu thiếu sắt,…Do đó, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi vì chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của trứng vịt lộn đối với sức khỏe bà bầu
Sau khi đã biết có bầu ăn trứng vịt lộn được không, lợi ích của trứng vịt lộn đối với sức khỏe bà bầu cũng được lưu ý tới. Trứng vịt lộn có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Dưới đây là một số dưỡng chất được tìm thấy trong trứng vịt lộn:
Trứng vịt lộn giàu vitamin A
Vitamin A tốt cho thận, mắt, tim mạch, phổi, gan và hệ thần kinh trung ương. Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu vitamin A tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Giàu canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết để phát triển hệ xương khớp của thai nhi. Đồng thời, giúp mẹ bầu phòng tránh được các chứng bệnh đau mỏi trong quá trình mang thai.
Ngoài việc bổ sung canxi tổng hợp từ thực phẩm chức năng. Chị em có thể ăn trứng vịt lộn 2-3 lần một tuần để cung cấp thêm canxi cho cơ thể.
Trứng vịt lộn rất giàu sắt
Trong giai đoạn mang thai, sắt là dưỡng chất vô cùng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể mẹ và bé. Chính vì vậy, bà bầu thường được kê thêm thuốc sắt để uống trong giai đoạn này. Ngoài bổ sung thuốc, chị em có thể ăn trứng vịt lộn, bởi đây là thực phẩm rất giàu sắt.
Trong 100g trứng vịt lộn, có chứa khoảng 3mg sắt, 212mg photpho, 82mg canxi, 13.6 protein,…. Cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho thai nhi. Giúp mẹ bầu phòng ngừa được chứng thiếu máu trong thai kỳ. Giảm các tình trạng hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu gây nên.
Giàu dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu
100g trứng vịt lộn có chứa nhiều khoáng chất và vitamin như B1, B1, vitamin A, C, sắt, protein, canxi, lipid,…. Những dưỡng chất này giúp mẹ bầu vượt qua mọi căng thẳng, mệt mỏi trong giai đoạn ốm nghén. Giúp duy trì năng lượng tích cực, tăng cường sức đề kháng cho thể.
Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn bao nhiêu thì tốt?
Mặc dù trứng vịt lộn có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ bầu ăn nhiều, và ăn thường xuyên trứng vịt lộn.
Thường xuyên ăn, ăn nhiều trứng vịt lộn cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A. Lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da. Ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trứng vịt lộn chỉ nên ăn 2 quả 1 tuần và không ăn liền một lúc hai quả. Mà nên chia thành 2 bữa.
Trứng vịt lộn rất giàu đạm và cholesterol. Do đó, mẹ bầu nên ăn trứng vào buổi sáng, để trứng có thời gian để tiêu hóa. Nếu ăn vào buổi tối, thời gian vận động ít, trứng không tiêu hóa được hết dễ sinh ra đầy bụng.
Một lưu ý nữa mẹ bầu cần cẩn trọng, đó là không nên ăn trứng vịt lộn với rau răm. Rau răm có chứa chất kích thích tử cung co bóp mạnh, dễ gây sinh non hoặc thai chết lưu.
Do đó, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ nên ăn trứng vịt lộn không. Bạn có thể cho thêm chút bột canh, một chút chanh để tăng kích thích cho món ăn.
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?
Không phải ai cũng có thể ăn trứng vịt lộn được. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút,… nên kiêng không ăn trứng vịt lộn.
Bởi thực phẩm này quá nhiều dưỡng chất, ăn thường xuyên có thể gây tắc mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, dẫn đến đột quỵ.
Những lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng vịt lộn
Có bầu ăn trứng vịt lộn được không đã được giải đáp cụ thể. Sau đây là những lưu ý cho các mẹ khi ăn trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn tuy là thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn loại thực phẩm này.
Để đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hạn chế kết hợp với thực phẩm giàu vitamin A: có trong gan bò, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt,…Bởi trong trứng vịt lộn đã có trữ lượng lượng vitamin A dồi dào. Nếu sử dụng thêm, kết hợp với các thực phẩm khác. Sẽ gây thừa vitamin A. Làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi.
3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý như: tiểu đường, huyết áp, tim mạch, nên kiêng không ăn trứng vịt lộn. Bởi lượng cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao. Sẽ khiến bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh kết hợp với các gia vị nóng: Không nên ăn trứng vịt lộn với tỏi, ớt hoặc ăn quá nhiều muối,… sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,…
Với những thông tin vừa rồi, chắc hẳn chị em đã có lời giải cho câu hỏi bầu ăn trứng vịt lộn được không cũng như bầu 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không. Cũng như những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn. Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp ích cho tất cả mẹ bầu.
Xem thêm bài viết: