Thai 8 tuần tuổi – Mẹ bầu cần quan tâm những gì ?
Ngày cập nhật :11/04/2023
Thai 8 tuần tuổi đã có sự gắn kết với người mẹ. Thời điểm này cũng là lúc mẹ bầu nên đi siêu âm để kiểm tra các chỉ số. Ngoài ra, cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày. Để đảm bảo con yêu phát triển tốt, phát hiện sớm những bất thường để khắc phục.
Trong phạm vi bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật mọi thông tin liên quan đến thai 8 tuần tuổi. Các mẹ nên tham khảo để bỏ túi kinh nghiệm chăm sóc bản thân tốt nhất.
Nội Dung Chính
Dấu hiệu của thai 8 tuần tuổi
Thai 8 tuần tuổi tương đương với việc mẹ bầu đã mang thai được 2 tháng. Lúc này, em bé có kích thước tương tự như quả mâm xôi với chiều dài là 1,6 cm.
Thông thường, dấu hiệu của thai 8 tuần tuổi khá đặc trưng. Do lúc này lượng hormone trong cơ thể bắt đầu thay đổi. Nên cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng sau.
Căng tức ngực
Dấu hiệu của thai 8 tuần tuổi là như nào? Bước sang tuần thứ 8 của thai kỳ, các mẹ sẽ thấy vòng 1 bắt đầu to lên, thậm chí là bị đau ngực. Nguyên nhân gây nên triệu chứng này là do các tiểu thùy sản xuất sữa bắt đầu hoạt động. Để chuẩn bị nguồn dinh dưỡng cho trẻ sau khi sinh ra.
Mệt mỏi
Biểu hiện của thai 8 tuần tuổi có thể làm mẹ bầu mệt mỏi. Do nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi sẽ kéo theo đó là cơ thể sẽ sản xuất nhiều máu hơn. Mục đích để đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cả mẹ và bé. Lúc này, chỉ số huyết áp, đường huyết trong cơ thể cũng sẽ thấp hơn trước, mẹ bầu cần nhiều năng lượng hơn.
Những yếu tố trên sẽ khiến cho mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, uể oải. Chính vì thế, trong giai đoạn này các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để cải thiện.
Ốm nghén
Triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng hơn khi thai 8 tuần tuổi. Vì lúc này hormone đã tăng nhiều so với trước.
Lời khuyên cho mẹ bầu trong trường hợp này là nên ăn nhiều bữa nhỏ, ưu tiên thực phẩm tốt cho tiêu hóa. Nên lắng nghe cơ thể để lựa chọn thực phẩm phù hợp. Nếu tình trạng buồn nôn diễn ra nghiêm trọng có thể uống nước gừng, dùng vitamin B6 hoặc bấm huyệt để cải thiện.
Khứu giác nhạy hơn
Một dấu hiệu thai được 8 tuần đó là khứu giác nhạy cảm hơn. Chị em sẽ ngửi thấy mùi gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Nếu những mùi này khiến bạn buồn nôn hơn thì chỉ có cách tránh xa nó.
Chuột rút khi mang thai
Tín hiệu khi thai 8 tuần tuổi đó là chuột rút khi mang thai. Chuột rút là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiều mẹ bầu khi bước sang tuần thứ 8. Cơ thể thiếu nước hoặc thiếu canxi là những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Táo bón
Theo thống kê, có khoảng 50% chị em phụ nữ mang thai sẽ bị táo bón. Để khắc phục tình trạng này, chị em hãy uống nhiều nước, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh. Nói không với những thực phẩm dễ gây táo bón như gạo, ngũ cốc. Chị em cũng nên dành thời gian đi bộ để cải thiện.
Đi tiểu thường xuyên
Tiểu tiện thường xuyên là một trong những dấu hiệu sinh lý bình thường khi mang thai được 8 tuần. Ở giai đoạn này, thể tích máu ở người mẹ tăng nên thận sẽ phải làm việc nhiều hơn.
Ngoài ra, do kích thước của thai nhi lớn dần nên sẽ chèn ép bàng quang. Khiến bàng quang không thể tích nhiều nước như trước nên sẽ gây buồn tiểu liên tục.
Những giấc mơ kỳ lạ
Việc mang thai khiến mẹ bầu có nhiều vấn đề phải lo lắng. Điều này cũng sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều giấc mơ kỳ lạ. Điều này hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu không cần phải lo lắng.
Chảy máu âm đạo
Một số trường hợp khi thai 8 tuần tuổi sẽ thấy vùng kín ra một chút máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do sảy thai, quan hệ tình dục… Mẹ bầu hãy quan sát thêm các triệu chứng khác để có hướng điều trị phù hợp.
Lưu ý: Không phải trường hợp nào mang bầu 8 tuần cũng đều có những dấu hiệu kể trên. Do đó, nếu bạn cũng mang thai ở tuần tuổi này mà không xuất hiện triệu chứng nào. Cũng không nên lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường.
Siêu âm thai 8 tuần tuổi mẹ bầu biết được những gì?
Siêu âm thai 8 tuần là một trong những mốc quan trọng chị em không nên bỏ qua. Lần siêu âm này sẽ giúp mẹ bầu biết được sự phát triển của thai nhi, biết rõ về cân nặng, kích thước. Từ những thông tin đó, bác sĩ sẽ có những lời khuyên phù hợp nhất dành cho chị em.
Theo các bác sĩ sản khoa, thai 8 tuần được xem là phát triển tốt nếu có đáp ứng các chỉ số sau:
- Đường kính túi thai: 30mm.
- Chiều dài đầu mông: 16 – 22mm.
Trong đó, chỉ số của chiều dài đầu mông sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tuổi thai. Bởi trước đó tuổi của thai sẽ được tính dựa vào ngày rụng trứng nên sẽ có sự sai lệch. Khi đã xác định được tuổi thai thì sẽ xác định được ngày dự sinh giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất.
Ngoài các chỉ số kể trên, siêu âm ở tuần tuổi này sẽ xác định được nhịp đập tim thai. Nếu 8 tuần tuổi không có tim thai, có thể do mẹ tính nhầm tuổi thai hoặc do thai ngừng phát triển. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ hướng khắc phục phù hợp cho mẹ bầu.
Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 8
Qua những dấu hiệu của thai 8 tuần tuổi được nêu trên chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ bầu tò mò về sự thay đổi của bản thân khi thai 8 tuần tuổi. Thời điểm này, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi vô cùng thú vị.
Lúc này, tử cung của người mẹ có kích thước lớn hơn tương đương với 1 quả chanh. Dần dần tử cung sẽ thay đổi về kích thước để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Ngực cũng sẽ to khiến mẹ bầu có cảm giác nặng nề. Cơ thể luôn trong trạng mệt mỏi, hụt hơn.
Vì tử cung tăng về kích thước nên sẽ gây chèn ép bàng quang. Khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu. Một số trường hợp khác còn thấy ra chút máu ở quần lót. Nếu triệu chứng này kèm với đau bụng cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu 8 tuần là như thế nào?
Bước vào tuần thứ 8 của thai kỳ, các triệu chứng ốm nghén khiến mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, khó ăn. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo chị em vẫn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì lúc này, thai nhi đang trong giai đoạn hoàn thiện nên cần phải đảm bảo đủ chất.
Vậy thai 8 tuần tuổi nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho các mẹ bầu.
Rau củ quả
Thực phẩm đầu tiên chị em không nên bỏ qua đó là các loại rau, củ. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.
Về rau xanh, mẹ bầu nên ưu tiên các lại rau sau đây:
- Rau màu xanh đậm: Rau bina, cải xoăn, bắp cải.
- Rau màu vàng: Ớt chuông, ngô.
- Màu đỏ: Ớt chuông đỏ, cà chua.
- Màu can: Bí ngô, cà rốt, khoai lang.
Các loại ngũ cốc dinh dưỡng
Các loại ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt rất thích hợp cho thai được 8 tuần. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 6 phần ngũ cốc cho cơ thể.
Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, bánh mì ngũ cốc, bánh quy… Cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể. Trong khi đó, chất xơ rất cần thiết hệ tiêu hóa, giúp tránh tình trạng táo bón, bệnh trĩ.
Các loại trái cây
Trái cây là thực phẩm không thể trong các bữa ăn của mẹ bầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn nước ép trái cây hoặc hoa quả sấy khô đều được. Lưu ý, với nước ép nên sử dụng nước ép nguyên chất, không chứa nhiều đường.
Trong các loại trái cây chị em nên ưu tiên bổ sung các loại quả có múi như bưởi, cam, quýt. Những loại quả này chứa nhiều vitamin C nên rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Không những thế, nhóm hoa quả này còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng rạn da.
Thực phẩm giàu protein
Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu protein trong giai đoạn này. Một số gợi ý dành cho chị em đó là các loại thịt, cá, trứng hay các loại đậu đều chứa nhiều protein.
Thực phẩm làm bằng sữa
Cuối cùng, mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các chế phẩm từ sữa. Việc bổ sung sữa trong giai đoạn này sẽ bổ sung lượng canxi tốt cho em bé và mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu có thể uống sữa, ăn sữa chua hoặc phôi mai để bổ sung canxi.
Lưu ý: Chị em chỉ nên sử dụng các chế phẩm từ sữa ít hoặc không có chất béo. Điều này giúp hạn chế nạp các chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể.
Lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 8 tuần tuổi
Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi thai 8 tuần tuổi. Cụ thể:
Tâm lý thoải mái
Thông thường, những tháng đầu khi mang thai mẹ bầu sẽ gặp triệu chứng ốm nghén. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ. Nếu mẹ bầu có tâm lý tiêu cực trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Không vận động mạnh
Thai 8 tuần tuổi mặc dù đã có sự liên kết với người mẹ chị em vẫn nên thận trọng. Không được vận động mạnh hay làm việc quá sức.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nên đi lại nhẹ nhàng, làm việc nhẹ nhàng, có thể đi bộ. Không nên mang vác làm việc nặng vì có thể ảnh hưởng xấu đến xương khớp của mẹ bầu.
Hạn chế quan hệ tình dục
Thời điểm này mẹ bầu cần phải lưu ý hạn chế trong chuyện chăn gối. Nếu quan hệ trong thời điểm này sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai.
Nếu muốn quan hệ khi thai 8 tuần, vợ chồng nên chọn tư thế phù hợp, nhẹ nhàng. Chỉ nên quan hệ với tần suất thấp để hạn chế tối đa biến chứng cho thai nhi.
Thăm khám thai định kỳ
Trong suốt 9 tháng mang thai, sẽ có những mốc khám thai quan trọng không thể bỏ qua. Mẹ bầu hãy thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá chính xác sự phát triển của con. Cũng như phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi
Khi siêu âm thai nhi 8 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ quan sát được những hình ảnh của con. Thai nhi có lúc này nặng khoảng 1,13 gram, kích thước 1,6cm. Mỗi ngày, thai nhi sẽ tăng khoảng 1mm.
Lúc này, chân của thai nhi đã dài hơn trước. Nhưng các bộ phận vẫn chưa hoàn thiện hoàn chỉnh để phân biệt.
Song so với đó, cánh tay của em bé cũng dài hơn trước. Tai cũng bắt đầu hình thành, mí mắt xuất hiện nhưng đang rất nhỏ. Môi trên, mũi cũng bắt đầu xuất hiện, phần đuôi tiêu biến.
Thai nhi vẫn nằm ở trong túi ối, nhau thai vẫn phát triển. Nhau thai và thành tử cung sẽ được liên kết chặt chẽ hơn trước. Nguồn dinh dưỡng chính cho thai nhi lúc này vẫn xuất phát từ túi noãn hoàng.
Cùng tìm hiểu một số hình ảnh của thai nhi 8 tuần tuổi ngay sau đây.
Trên đây là thông tin tổng hợp về thai 8 tuần tuổi. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin thú vị cho bạn đọc. Cũng như giúp mẹ bầu bỏ túi một số kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn này.
Xem thêm bài viết: