1 tháng có kinh 2 lần có bị sao không? Cách điều hòa kinh nguyệt
Ngày cập nhật :17/03/2023
1 tháng có kinh 2 lần có bị sao không? Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có kinh 2 lần. 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần có thai không… Chị em cần nắm rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng này để có hướng xử lý kịp thời.
Cùng tìm hiểu các thủ phạm gây hành kinh 2 lần trong 1 tháng. Cũng như cách điều hòa nguyệt san hiệu quả trong phạm vi bài viết sau.
Nội Dung Chính
- 1 Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
- 2 Phân biệt 1 tháng có kinh 2 lần và ra máu giữa chu kỳ kinh
- 3 Tại sao có kinh 2 lần một tháng?
- 3.1 1 tháng đến kinh 2 lần có sao không – Do stress hoặc hưng phấn tột độ
- 3.2 Quên uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần
- 3.3 1 tháng ra kinh 2 lần do tiền mãn kinh
- 3.4 Kinh nguyệt 2 lần 1 tháng tuổi dậy thì
- 3.5 15 ngày đã có kinh do mang thai hay sảy thai
- 3.6 Có hành kinh 2 lần 1 tháng do bệnh lây truyền qua đường tình dục
- 3.7 U xơ tử cung – Nguyên nhân có kinh 2 lần trong 1 tháng
- 3.8 1 tháng bị kinh 2 lần có sao không – Polyp cổ tử cung
- 3.9 Hết kinh 15 ngày lại có kinh do hội chứng buồng trứng đa nang
- 3.10 Có kinh 2 lần 1 tháng có sao không – Bệnh lý tuyến giáp
- 3.11 Bị kinh 2 lần trong 1 tháng có sao không – Nguy cơ ung thư
- 4 Có kinh 2 lần trong 1 tháng có sao không?
- 5 Có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không?
- 6 1 tháng có kinh 2 lần khi nào cần gặp bác sĩ?
- 7 Cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Tổng quan về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ diễn ra theo chu kỳ mỗi tháng 1 lần. Khoảng cách giữa các chu kỳ trung bình từ 28 – 30 ngày, mỗi ngày hành kinh từ 2- 7 ngày. Tuy nhiên, có nhiều người 1 tháng có 2 lần kinh nguyệt. Có khoảng 40 – 60% chị em gặp phải tình trạng này trong đời.
Hầu hết, những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt rất dễ nhận biết. Tùy vào độ tuổi, thể trạng, di truyền mà chu kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần diễn ra thường xuyên. Chị em nên điểm tra sớm để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục.
Xem thêm: [ Tất tần tật] Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường
Phân biệt 1 tháng có kinh 2 lần và ra máu giữa chu kỳ kinh
Làm sao để phân biệt 1 tháng có kinh 2 lần và ra máu bất thường giữa kỳ kinh? Ngay sau đây là cách phân biệt từ bác sĩ chuyên khoa.
Ra máu giữa chu kỳ kinh
Vùng kín chảy máu bất thường giữa kỳ kinh thường xuất hiện khi kết thúc ngày đèn đỏ một thời gian ngắn. Hoặc có thể xuất hiện trước khi có kỳ kinh mới.
Ở mức độ nhẹ, máu chỉ chảy một chút nhưng ở mức độ nặng có thể xem như một kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này khiến nhiều chị em lo lắng bởi liên quan đến nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư.
Một số trường hợp, cơ thể sẽ tự thích nghi để cải thiện tình trạng ra máu. Tuy nhiên, chị em vẫn đi thăm khám và kiểm tra để được điều trị càng sớm càng tốt.
Có kinh 2 lần 1 tháng
Mỗi người sẽ có chu kỳ kinh nguyệt với thời gian khác nhau. Thông thường, kỳ kinh sẽ bắt đầu từ 21 – 35 ngày tiếp theo. Nhưng vẫn có nhiều người có chu kỳ kinh ngắn hơn tùy cơ địa.
Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt là 21 ngày, nhưng có kinh sớm từ 3 – 5 ngày thì 1 tháng có kinh 2 lần là điều bình thường. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện liên tục. Vừa 10 ngày lại có kinh thì chị em không nên chủ quan.
Tại sao có kinh 2 lần một tháng?
Vậy đâu là nguyên nhân có kinh 2 lần một tháng. Dưới đây là một số thủ phạm chính dẫn đến tình trạng này.
1 tháng đến kinh 2 lần có sao không – Do stress hoặc hưng phấn tột độ
1 tháng đến kinh 2 lần có sao không? Đây có thể là hệ quả của việc stress hoặc hưng phấn quá độ.
Thông thường, quá trình phóng noãn sẽ ảnh hưởng bởi hệ thống thần kinh trung ương, nội tiết tố. Nên khi chị em bị stress hoặc hưng phấn quá mức. Tâm trạng của chị em sẽ bị ảnh hưởng, hoạt động của buồng trứng bất thường.
Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt xuất hiện 2 lần chỉ trong 1 tháng.
Quên uống thuốc tránh thai 1 tháng có kinh 2 lần
Việc uống thuốc tránh thai sẽ khiến cơ thể quen với việc bổ sung lượng hormone đều đặn. Nên khi quên uống thuốc, lượng hormone sẽ bị dừng đột ngột và gây chảy máu bất thường.
1 tháng ra kinh 2 lần do tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh bắt đầu từ độ tuổi 30 – 40, lúc này lượng estrogen bắt đầu thay đổi. Từ đó, gây nhiều nhiều triệu chứng bất thường như rối loạn kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị ngắn hơn hoặc dài hơn. Chị em sẽ thấy 1 tháng ra kinh 2 lần nhưng chỉ chảy ít máu và sẽ ngừng hoàn toàn.
Kinh nguyệt 2 lần 1 tháng tuổi dậy thì
Kinh nguyệt 2 lần 1 tháng tuổi dậy thì là hiện tượng sinh lý bình thường. Quá trình rối loạn kinh nguyệt có thể diễn ra trong nhiều tháng hoặc vài tháng. Nguyên nhân do cơ thể cần thời gian để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể.
15 ngày đã có kinh do mang thai hay sảy thai
15 ngày đã có kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai hoặc sảy thai. Tình trạng ra máu chỉ ít, vết đốm nhỏ.
Chị em nên thông báo với bác sĩ nếu vùng kín chảy máu trong bất kỳ giai đoạn nào khi mang thai. Bởi sảy thai cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng kín chảy máu.
Có hành kinh 2 lần 1 tháng do bệnh lây truyền qua đường tình dục
Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chị em có thể có hành kinh 2 lần 1 tháng kèm ra dịch có mùi hôi. Ngoài ra, chị em còn gặp triệu chứng ngứa rát ở “vùng kín”.
Vị trí bị nhiễm trùng có thể là cổ tử cung và âm đạo. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em có thể thấy khó chịu và vùng kín chảy máu.
U xơ tử cung – Nguyên nhân có kinh 2 lần trong 1 tháng
Có kinh 2 lần trong 1 tháng là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung. Đây là khối u lành tính phát triển từ mô của tử cung. Vị trí, kích thước của u xơ có thể khác nhau. Mỗi người sẽ có một hoặc nhiều u xơ. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhưng phổ biến là nữ giới từ 30 – 40 tuổi.
Nhiều chị em mắc bệnh thường có dấu hiệu thông qua chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh sẽ dài hơn, diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, còn kèm triệu chứng đau bụng kinh, vùng kín chảy máu bất thường…
1 tháng bị kinh 2 lần có sao không – Polyp cổ tử cung
1 tháng bị kinh 2 lần có sao không? Đây có thể là dấu hiệu của polyp cổ tử cung. Các Polyp có thể gây chảy máu giữa chu kỳ, đặc biệt khi quan hệ tình dục. Polyp cổ tử cung có thể điều trị khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Hết kinh 15 ngày lại có kinh do hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Đây là hệ quả của việc giảm tần suất rụng trứng hoặc không rụng. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng estrogen, progesterone và testosterone.
Một trong những triệu chứng của đa nang buồng trứng là hết kinh 15 ngày lại có kinh.
Có kinh 2 lần 1 tháng có sao không – Bệnh lý tuyến giáp
Có kinh 2 lần 1 tháng có sao không? Đây có thể là do các bệnh lý tuyến giáp gây ra.
Tuyến giáp và cơ quan sinh dục được sản xuất và điều khiển bởi một vùng não là tuyến yên và vùng dưới đồi. Nên quá trình rụng trứng và hormone kiểm soát kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng nếu hormone tuyến giáp bị rối loạn.
Nếu bị cường giáp sẽ đi kèm dấu hiệu giảm cân, hồi hộp, tim đập nhanh, khó ngủ. Còn suy giáp sẽ có triệu chứng tăng cân, mệt mỏi, táo bón, sợ lạnh.
Bị kinh 2 lần trong 1 tháng có sao không – Nguy cơ ung thư
Bị kinh 2 lần trong 1 tháng có sao không? Nguy hiểm nhất, đây có thể là dấu hiệu của ung thư. Điển hình là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung.
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có sao không?
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có sao không? Dù tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì đều ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của chị em.
Giảm chất lượng cuộc sống
Việc có kinh liên tiếp trong 1 tháng khiến chị em lo lắng. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt bị rối loạn và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Do đó, chị em sẽ khó tập trung vào công việc và học tập.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Nếu nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố hoặc các bệnh phụ khoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản. Các bệnh lý này khiến khả năng sinh sản bị suy giảm, gây vô sinh, thậm chí là ung thư.
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không?
Có kinh 2 lần trong 1 tháng có thai không? Các bác sĩ cho biết, nếu chị em gặp triệu chứng này, máu có màu đỏ tươi hoặc sẫm. Kèm theo cục máu đông, chứng tỏ chưa có thai.
Nguyên nhân do máu kinh là triệu chứng cho thấy buồng trứng vẫn phóng noãn và trứng không được thụ tinh.
Còn nếu máu xuất hiện lần thứ 2 ít và không có cục máu đông có thể là máu báo thai. Để kiểm tra chính xác bản thân có thai hay không. Chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để được siêu âm, xét nghiệm.
1 tháng có kinh 2 lần khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu 1 tháng có kinh 2 lần do yếu tố tâm lý, tác dụng của thuốc tránh thai… Chị em không cần quá lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chị em chỉ cần thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để điều chỉnh lại kinh nguyệt.
Nếu 1 tháng có kinh 2 lần và máu chảy bất thường. Chị em nên đến bệnh viện và miểu tả triệu chứng với bác sĩ để điều trị phù hợp.
Chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đã kéo dài bao lâu, rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên không. Thời gian chảy máu là bao lâu, màu sắc, lượng máu kinh. Cũng nên quan sát ngoài dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt còn kèm theo triệu chứng nào khác không.
Những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt sẽ ít nhiều phản ánh sức khỏe của nữ giới. Do đó, nếu thấy kinh nguyệt đến sớm hay quá muộn. Kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đau xương chậu, lượng máu trong chu kỳ kinh nhiều… Nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Cách điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Để khắc phục tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần. Chị em có thể tham khảo một số lời khuyên từ bác sĩ sau đây.
-
Giữ tâm lý ổn định
Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress, căng thẳng. Ngoài ra, nên tạo ra các hoạt động giúp ổn định tâm trạng như đi bộ, vận động nhẹ nhàng, trò chuyện với người thân.
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ giúp chị em phòng tránh được các bệnh phụ khoa. Điển hình như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm buồng trứng.
Chị em nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch ít nhất 2 lần/ngày. Sau đó, lau khô bằng khăn sạch. Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Không sử dụng xà phòng để vệ sinh vùng kín.
Trong ngày đèn đỏ, càng nên chú trọng vệ sinh vùng kín sạch sẽ hơn. Đồng thời, lựa chọn băng vệ sinh phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Bổ sung các loại rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Việc này sẽ hỗ trợ ổn định nội tiết tố. Ngoài ra, các loại trái cây và rau quả sẽ bổ sung nhiều Vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng.
-
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Chị em nên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp sau một ngày làm việc căng thẳng. Đây là khoảng thời gian giúp bạn được thư giãn, hạn chế stress. Chị em có thể kết hợp những hình thức giải trí nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách.
-
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp chị em tránh mang thai ngoài ý muốn. Cũng như tránh mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Biện pháp tránh thai an toàn phổ biến nhất đó là sử dụng bao cao su.
-
Khám phụ khoa khi thấy bất thường
Nếu chị em thấy vùng kín chảy máu bất thường, vùng kín ngứa ngáy, đau bụng. Chị em nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng. Ngoài ra, chị em cũng nên khám phụ khoa từ 3 – 6 tháng để phát hiện các bệnh phụ khoa.
Xem thêm: Điều hoà kinh nguyệt là như thế nào? 9+ cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà
Trên đây là những thông tin về tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần. Nếu chị em đang gặp phải tình trạng này hãy nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài Liên Quan