Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị làm sao? Cách khắc phục
Ngày cập nhật :26/01/2023
Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị làm sao? Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai là gì? Cách khắc phục tình trạng đau bụng trên rốn khi mang thai?… Là thắc mắc của rất nhiều chị em và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Nguyên nhân đau bụng trên rốn khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn khi mang thai ở mẹ bầu. Có thể kể đến như:
Áp lực tử cung: Do thai nhi phát triển khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Từ đó gây ra những cơn đau bụng quanh rốn khi mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.
Da và cơ bắp quanh bụng bị căng: Khi mang thai, để thai nhi có đủ không gian phát triển. Da và cơ bắp quanh bụng phải được căng hết mức. Gây cảm giác khó chịu và đau bụng trên rốn cho mẹ. Thường xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ. Khiến nhiều mẹ có thai tháng đầu bị đau bụng trên rốn.
Thoát vị rốn: Là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai do tăng áp lực ổ bụng. Có thể tự khỏi sau sinh hoặc phải thông qua tiểu phẫu.
Do bệnh lý: Đa phần hiện tượng đau rốn khi mang thai thường liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, thủng dạ dày, dư thừa acid trong dạ dày, viêm đại tràng, viêm tụy…
Bà bầu bị đau bụng trên rốn có nguy hiểm không?
Như đã nói, tình trạng có thai bị đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Đây là những bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:
Dư thừa acid trong dạ dày
Là tình trạng dư thừa dịch acid do thường xuyên sử dụng các thực phẩm. Hay một số hoa quả có vị chua và chế độ ăn không phù hợp. Nếu không kịp thời điều chỉnh, sẽ dẫn đến tình trạng kích ruột. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dễ gây ra các bệnh lý dạ dày.
- Đau thượng vị ợ hơi, ợ chua, bụng thường xuyên khó chịu, ăn không tiêu.
- Nóng rát vùng ngực, cổ họng, người khó chịu, có thể buồn nôn hoặc nôn do trào dịch acid.
Bệnh lý về dạ dày
Các bệnh lý dạ dày liên quan đến tình trạng đau bụng trên rốn thường gặp là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày…
Trong đó, trào ngược dạ dày là căn bệnh thường gặp, do hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng vì sự phát triển của bào thai. Điều này khiến thành dạ dày bị áp lực, dễ gây ra trào ngược acid.
- Nóng rát, khó chịu vùng ngực và thượng vị.
- Buồn nôn và nôn, bụng khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn kèm theo chứng ợ hơi, ợ nóng.
- Ho hoặc thở khò khè, khàn giọng, viêm họng, có cảm giác khó nuốt thức ăn.
Bệnh về tuyến tụy
Hiện tượng đau quặn bụng trên rốn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang mắc một số bệnh lý về tụy. Có thể kể đến như viêm tụy cấp tính, ung thư đầu tụy.
- Đau bụng trên rốn dưới ức khi mang thai, thường là đau nhói từng cơn hoặc đau âm ỉ.
- Đau có thể kèm theo chảy máu âm đạo.
Viêm đại tràng
Mặc dù bệnh đại tràng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng vẫn gây ra các tác động xấu như tăng nguy cơ sinh non, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của thai nhi…
- Đau bụng, chướng bụng đầy hơi, đi ngoài nhiều lần.
- Rối loạn đại tiện, lúc táo bón, lúc tiêu chảy, người mệt mỏi, sút cân, dễ cáu gắt.
- Khó tiêu, ợ hơi, đau bụng đột ngột dọc theo khung đại tràng, có thể diễn ra cục bộ hoặc đau toàn vùng bụng.
- Sốt cao hơn 38,5 độ C, có thể kèm theo buồn nôn và nôn mửa.
Nhiễm trùng đường ruột
Là bệnh xuất hiện ở người cơ địa yếu, sức đề kháng kém do vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Nhiễm trùng đường ruột không chỉ khiến tử cung bị co thắt mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
- Đau bụng kèm theo tiêu chảy, sốt, buồn nôn và nôn.
- Sau khi bệnh toàn phát, bệnh nhân thường bị tiêu chảy dữ dội, phân có mùi hôi tanh, không lẫn máu.
- Người mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, thân nhiệt hạ thấp.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Thường xuất hiện khi đa thai đa ối, mẹ dưới 18 hoặc trên 35 tuổi, mang thai vào mùa lạnh ấm, thai phụ béo phì, tăng huyết áp mạng tính…
- Đau bụng trên rốn khi mang thai tháng thứ 5 tức thai kỳ tuần thứ 20.
- Các triệu chứng chính của bệnh là tăng huyết áp, thay đổi mức độ protein niệu, phù nề ở chân hoặc toàn thân.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như thiếu máu, đau thượng vị, buồn nôn và nôn, đau vùng chẩm, người lờ đờ, hoa mắt, chóng mặt, sợ ánh sáng…
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là bệnh lý xuất hiện ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng hoặc đã từng bị đâm thủng dạ dày trước đó. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng cho cả mẹ và bé.
- Đau bụng, đau vùng thượng vị và có thể lan sang bụng bên trái, bên phải như có vật sắc nhọn đâm vào người.
- Đau nhiều hơn khi nằm và đứng, cảm giác dễ chịu hơn khi gặp người.
- Người choáng váng, tay chân run rẩy, lạnh, da tái xanh đột ngột, mạch đập nhanh, toát mồ hôi hột.
Đau bụng trên rốn trong thai kỳ bình thường
Mẹ sẽ có cảm giác đau bụng lâm râm quanh rốn khi mang thai. Hoặc đau nhói, ở phần bụng dưới hay bẹn. Khi thai nhi phát triển, đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng của mẹ. Hiện tượng đau bụng này hay xảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cũng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.
Đau bụng thai kỳ bình thường có liên quan đến sự vận động. Cảm thấy đau bụng khi ho, hay những lúc ngồi xổm hoặc khi đứng dậy… đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi khi nghỉ ngơi, thư giãn.
Mẹ cần nằm nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều, không mang vác nặng từ 5kg trở lên. Triệu chứng đau bụng lâm râm sẽ hết, không cần dùng thuốc giảm đau.Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thỉnh thoảng có cơn đau sinh lý, bụng co nhẹ sau đó hết.
Triệu chứng đau bụng khi mang thai nguy hiểm
Triệu chứng đau bụng khi mang thai xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác. Như ra huyết âm đạo thì đây là dấu hiệu bất thường. Có khả năng ảnh hưởng lớn đến thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu.
Triệu chứng của đau bụng này là đau từ vùng rốn xuống đến xương mu. Đặc tính cơn đau có thể đau bụng râm râm, hoặc đau bụng từng cơn…
Đây là tình trạng bệnh lý, thường gặp dọa sẩy thai. Đau bụng khi mang thai cũng có thể xảy ra trong những tháng tiếp theo và đến tận ngày có dấu hiệu chuyển dạ đẻ. Cơn đau bụng xảy ra trong giai đoạn này thường do động thai hay dọa đẻ non, rau tiền đạo…
Một khi có dấu hiệu đau bụng, quá sức chịu đựng của mẹ. Hoặc có khuynh hướng tăng hoặc đi kèm các triệu chứng khác. Như: nôn ói, đau tăng lên khi tiểu tiện, đại tiện, thay đổi tính chất của phân (có đàm hay máu, phân lỏng..), sốt, ra huyết ấm đạo,… Nhất thiết mẹ phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tìm hướng điều trị, cắt cơn đau bụng, điều trị giữ thai để bảo đảm cho thai nhi được an toàn, phát triển tốt.
Đồng thời mẹ cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, cùng với sự chăm sóc và ăn uống phù hợp. Từ đó việc điều trị mới mang lại kết quả tốt.
Xem thêm: [Đừng bỏ qua] Các loại thuốc trị viêm nang lông hiệu quả, an toàn
Xử lý thế nào khi bị đau rốn khi mang thai?
Khi gặp phải tình trạng đau rốn khi mang thai, mẹ có thể xử lý bằng cách:
Nghỉ ngơi tại nhà
Nếu xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ trên rốn khi mang thai, đau nhẹ từng cơn, mẹ có thể cải thiện bằng cách:
- Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, tốt nhất là nên dùng vải bông hoặc vải mềm để tránh quần áo cọ xát vào bụng.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bị đầy bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm chườm nhẹ lên vùng bụng trên gần ngực, tránh chườm trực tiếp để giảm đau.
- Nằm nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo lắng quá mức.
- Có thể uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để xoa dịu cơn đau.
Thăm khám bác sĩ
Nếu bạn bị đau bụng trên rốn từng cơn khi mang thai. Cơn đau thường xuyên xuất hiện kèm theo nhiều biểu hiện bất thường. Nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Như bạn cũng thấy, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Do đó, nếu không được kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ. Và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu thấy vùng bụng bị viêm đỏ, đau dữ dội hoặc có vết nứt da bụng phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
Các cách phòng tránh đau bụng trên rốn khi mang thai
Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu gặp phải những triệu chứng nói trên, các mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, đồng thời nên chú ý những điều sau đây:
- Tập luyện nhẹ nhàng giúp giảm các cơn đau hiệu quả
- Nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng, quá sức, vận động đúng cách giúp bạn dễ tiêu hóa, thoải mái.
- Tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
- Thư giãn tinh thần, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Không dùng thuốc mà chưa được bác sĩ tư vấn.
- Các mẹ bầu nên chú trọng trong việc ăn uống. Bởi vì hiện tượng đầy hơi, khó tiêu sẽ làm cơn đau bụng mạnh hơn. Uống đủ nước và ăn chất xơ để hạn chế táo bón.
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm giảm đau bụng hiệu quả.
Đau bụng trên rốn khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp, nếu bệnh chỉ xảy ra trong thời gian ngắn thì không sao. Nhưng nếu kéo dài lâu ngày kèm theo những triệu chứng khác thì các mẹ bầu nên thăm khám kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.