Bị tắt tiếng là gì? Cách chữa trị tắt tiếng đơn giản hiệu quả tại nhà
Ngày cập nhật :12/01/2023
Bị tắt tiếng là gì? Bị mất tiếng có nguy hiểm không? Chữa bị tắc tiếng tại nhà như thế nào?…Là thắc mắc của rất nhiều người và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Thế nào là tắt tiếng?
- 2 Nguyên nhân gây tắt tiếng
- 3 Dấu hiệu nhân biết bị tắc tiếng
- 4 Bị tắc tiếng gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
- 5 10+ Cách chữa bị tắt tiếng đơn giản, hiệu quả tại nhà
- 5.1 Hạn chế nói chuyện
- 5.2 Mẹo chữa bị tắt tiếng đơn giản – Uống nhiều nước ấm
- 5.3 Cách chữa khan tiếng cấp tốc bằng mật ong và chanh tươi
- 5.4 Cách trị khan tiếng đau họng bằng gừng
- 5.5 Cách trị tắt tiếng, khản tiếng bằng lá hẹ
- 5.6 Cách chữa bị tắt tiếng nhanh nhất bằng nước muối
- 5.7 Chữa bị mất tiếng từ quất mật ong
- 5.8 Mẹo chữa bị tắt tiếng bằng giá đỗ
- 5.9 Bí quyết trị tắt tiếng bằng cây xạ can
- 5.10 Trà thảo dược
- 5.11 Cách trị bị tắt tiếng bằng tỏi
- 5.12 Cách trị khan tiếng đau họng bằng quả lê
- 5.13 Chữa khàn tiếng bằng thuốc Tây y
- 6 Phòng tránh bị mất tiếng như thế nào?
Thế nào là tắt tiếng?
Bị tắt tiếng hay còn được gọi là khàn giọng, mất tiếng, khàn tiếng. Đây là do các dây thanh bị viêm nhiễm, sưng đau gây kích ứng cho giọng nói của người bệnh. Lúc này giọng nói của bạn có thể bị rè, khàn, hoặc nặng hơn là mất hẳn giọng. Nếu không được điều trị kịp thời khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính là rất khó có thể điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây tắt tiếng
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn bị tắt tiếng trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân như:
- Một số bệnh về hô hấp: Viêm họng cấp và mãn tính, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, cảm,… Khiến hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy, gây ứ đọng đờm tại cổ và làm tổn thương dây thanh quản và cũng là nguyên nhân dẫn đến khàn giọng mất tiếng
- Bị cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến những cơn ho kéo dài.
- Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm có nhiều khói và bụi bẩn.
- Do đặc thù công việc phải nói quá nhiều hoặc làm ca sĩ.
- Do bạn nói quá to hoặc la hét nhiều.
- Lạm dụng quá nhiều rượu, bia, thuốc lá hoặc đồ uống đá lạnh.
- Người mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản.
- Do thời tiết thay đổi thường xuyên, nóng lạnh đột ngột.
Dấu hiệu nhân biết bị tắc tiếng
Lời nói được hình thành nhờ hoạt động của 2 dây thanh (thanh đới) nằm trong thanh quản.
Hai dây thanh này rung động đồng nhất, đóng mở trơn tru, biến đổi linh hoạt theo từng âm điệu và tạo ra âm thanh trong trẻo theo cường độ cao/thấp khác nhau. Từ đó, biểu đạt được trạng thái, cảm xúc của con người qua từng lời nói.
Biểu hiện đầu tiên khi bị tắt tiếng là giọng nói bị rè, khàn, không trong trẻo như trước. Các âm sắc trong lời nói không còn tròn trịa mà trở nên đục hơn. Gây khó khăn khi giao tiếp và người nghe đôi khi không tiếp nhận được chính xác thông tin.
Bên cạnh đó, phần cổ họng có cảm giác ngứa, rát và đau. Luôn trong tình trạng khô cổ họng gây nên khó chịu và có biểu hiện khát nước ở người bệnh.
Nếu tình trạng kéo dài, cơ thể dần rơi vào trạng thái mệt mỏi, kèm theo sốt cao, kiệt sức và đôi khi khó thở, khó nuốt. Đặc biệt, giọng nói khàn đục lâu sẽ dẫn tới tình trạng mất tiếng hoàn toàn.
Bị tắc tiếng gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
Khi bạn bị tắt tiếng, bị khản tiếng, mất tiếng, bạn có thể gặp phải hàng loạt các hệ lụy từ sức khỏe đến cuộc sống. Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ thể từ tình trạng này:
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Cảm giác khó chịu, luôn thấy như có vật lạ tồn tại trong cổ họng làm người bệnh chỉ muốn khạc nhổ, ho. Điều này không chỉ khiến viêm nhiễm trở nên nặng hơn, làm bệnh nhân thường xuyên ngáy lúc ngủ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày.
Gây hôi miệng
Dịch tiết ra từ ổ viêm nhiễm sẽ làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, do hạn chế giao tiếp nên tuyến nước bọt hoạt động kém. Không thể tiêu diệt vi khuẩn nên chúng sinh sôi, nảy nở nhanh và gây hôi miệng.
Điều này càng khiến người mắc tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người, ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Xem thêm: Cây ngô đồng có tác dụng gì? Đặc điểm và cách dùng cụ thể
Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp
Bị tắt tiếng sưng viêm làm cho người bệnh luôn cảm thấy vùng họng khó chịu, nói nhiều là thấy ngứa, đau.
Tình trạng này cũng dẫn đến việc gặp khó khăn trong nói chuyện hay nuốt nước bọt, người bệnh luôn thấy khô họng phải uống nước, ăn cũng không ngon miệng.
Thậm chí, nói nhiều một chút là cảm thấy mệt và hay bị hụt hơi nên ngại trò chuyện, giao tiếp.
10+ Cách chữa bị tắt tiếng đơn giản, hiệu quả tại nhà
Dưới đây là một số cách chữa bị tắt tiếng đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà khi cần thiết.
Hạn chế nói chuyện
Khi bị khàn tiếng, dây thanh âm vốn đang bị kích thích nên cần được nghỉ ngơi. Chính vì vậy, việc trước tiên bạn nên làm là hạn chế nói chuyện, cố gắng bớt sử dụng giọng nói trong ít nhất 1 – 2 ngày
Bạn cũng đặc biệt chú ý đừng nói chuyện thì thầm bởi lúc này dây thanh âm sẽ bị kéo căng hơn mức bình thường. Điều này sẽ làm cản trở tiến trình phục hồi của dây thanh quản.
Mẹo chữa bị tắt tiếng đơn giản – Uống nhiều nước ấm
Dây thanh quản vị viêm thường do nhiễm virus. Nghỉ ngơi kết hợp với uống nhiều nước ấm sẽ giúp tổn thương nhanh lành nhất có thể. Bạn nên cố gắng uống từ 8 – 10 ly nước lớn mỗi ngày ( tương đương 2 – 2,5 lít ).
Trong trường hợp này, các loại nước ấm như nước đun sôi, trà hay nước súp sẽ giúp làm dịu tình trạng kích thích trong cổ họng. Hãy uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày ngay cả khi bạn không thấy khát.
Tránh sử dụng các loại nước có thể khiến tình trạng khan tiếng, mất giọng trở nên trầm trọng hơn như cà phê hay trà đen. Chúng khiến cơ thể bị mất nước và làm dây thanh quản bị khô.
Cách chữa khan tiếng cấp tốc bằng mật ong và chanh tươi
Cắt một lát chanh và ngâm vào trong mật ong 1- 2 giờ đồng hồ cho ngấm. Sau đó đem ngậm và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.
Thành phần phần vitamin E trong mật ong kết hợp với vitamin C trong chanh có tác dụng kháng khuẩn. Sẽ làm dịu cổ họng và dây thanh quản, đồng thời cải thiện sức đề kháng và giúp tổn thương nhanh lành hơn.
Sau vài lần sử dụng, tình trạng khan tiếng, bị tắt tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cách trị khan tiếng đau họng bằng gừng
Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau tự nhiên nhưng không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược.
Ngoài ra, hoạt chất Zingiberol và zingiberene có trong gừng còn kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng và sữa chữa tổn thương ở thanh quản.
Cách chữa khan tiếng nhanh nhất từ gừng như sau: Bạn chuẩn bị sẵn một cốc nước sôi rồi cho vào đó vài lát gừng. Đậy kín miệng cốc lại trong 10 phút, các hoạt chất trong gừng sẽ tiết hết ra nước khiến nước chuyển sang màu vàng nhạt.
Thêm một ít mật ong vào và thưởng thức. Mỗi ngày uống 3 – 4 tách trà gừng sẽ làm dịu cơn đau rát cổ họng và cải thiện tình trạng khan tiếng, giúp giọng nói của bạn trong hơn.
Cách trị tắt tiếng, khản tiếng bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa sunfua, saponin và odorin. Những chất này hoạt động tương tự như kháng sinh, có thể giúp ức chế tụ cầu và một số vi khuẩn gây bệnh ở thanh quản. Nhờ tác dụng này mà lá hẹ được dân gian sử dụng làm thuốc trị khan tiếng tại nhà thay vì dùng thuốc tân dược.
Cách dùng:
- Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ 1cm, cho vào chén.
- Thêm 3 muỗng mật ong vào trộn đều và đem hỗn hợp hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ.
- Chắt nước uống mỗi lần 2 thìa x 3 lần/ngày.
- Mỗi lần dùng nên hâm nóng lại. Nên ăn cả xác để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Cách chữa bị tắt tiếng nhanh nhất bằng nước muối
Quậy một muỗng cà phê muối với 1 cốc nước ấm. Dùng hỗn hợp này để súc họng 2 – 3 lần một ngày cho đến khi giọng nói của bạn được khôi phục trở lại. Nước muối sẽ giúp sát khuẩn và chữa lành các mô bị kích thích trong cổ họng.
Lưu ý:
- Không pha nước muối quá mặn. Điều này không chỉ khiến cơ thể bị dư thừa muối mà còn làm các tế bào ở cổ họng bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Trước khi súc họng bạn nên súc miệng trước để loại bỏ vi khuẩn ẩn trú trong khoang miệng.
- Điều cuối cùng bạn cần luôn ghi nhớ là hãy súc miệng lại bằng nước lọc sau khi dùng nước muối.
Chữa bị mất tiếng từ quất mật ong
Dùng quất ngâm mật ong là một trong những cách chữa khan tiếng nhanh nhất từ dân gian được nhiều người áp dụng thành công.
Bạn chỉ cần lấy những quả quất còn xanh đem cắt làm đôi và chưng với mật ong trong 20 phút. Dùng vài lần trong ngày.
Nếu có thể hãy ăn cả bã quất đã ngâm. Tuy hơi đắng nhưng phần này cũng có công dụng tốt trong việc bổ phế, trị khan tiếng, giúp bạn nhanh khôi phục được giọng nói hơn.
Mẹo chữa bị tắt tiếng bằng giá đỗ
Trong giá đỗ chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như sắt, vitamin B, C, glucid hay axit pantothenic…
Thực phẩm này không chỉ giúp làm tăng sức đề kháng. Mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu kích ứng trong cổ họng. Góp phần tích cực trong việc đẩy lùi chứng khàn tiếng.
Cách sử dụng:
- Rửa sạch 100g giá đỗ, giã nát.
- Cho giá vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước trong 5 phút
- Lấy nước giá đỗ uống nhiều lần trong ngày. Khi dùng ngậm một ngụm nước trong miệng sau đó nuốt từ từ cho nước giá đỗ thấm vào cổ họng.
Ngoài cách trên, bạn có thể nhai sống giá đỗ và nuốt nước cũng cho hiệu quả tương tự. Tuy nhiên cần thận trọng lựa chọn nguồn giá an toàn và ngâm kỹ với nước muối để ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc.
Bí quyết trị tắt tiếng bằng cây xạ can
Thêm một cách chữa khan tiếng cấp tốc từ dân gian cho bạn lựa chọn là dùng cây xạ can. Loại cây này còn được gọi là cây rẻ quạt, có thân rễ ( củ ) được Đông y sử dụng làm thuốc chữa sưng đau cổ họng, viêm họng, viêm thanh quản và cả chứng mất giọng.
Cách dùng:
- Dùng một ít rễ cây xạ can giã nát cùng với vài hạt muối ăn.
- Sau đó chắt lấy nước cốt ngậm vào miệng nuốt từng chút một cho trôi xuống cổ họng.
- Áp dụng mẹo chữa khàn tiếng này 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng khôi phục giọng nói của bạn.
Trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa tự nhiên. Nên có thể giúp làm lành tổn thương trong cổ họng, giảm khan tiếng. Bạn nên dùng trà khi còn ấm là tốt nhất.
Tùy theo sở thích có thể lựa chọn một trong các loại trà sau:
- Trà cam thảo
- Trà hoa cúc
- Trà nghệ
- Trà xanh
Tuy nhiên trước khi dùng bất cứ loại trà thảo dược nào bạn cũng nên kiểm tra với bác sĩ. Bởi chúng có thể tương tác với thuốc điều trị mà bạn đang dùng. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 – 3 tách trà là đủ.
Cách trị bị tắt tiếng bằng tỏi
Tỏi cũng có tác dụng chữa bị tắt tiếng, mất giọng nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin. Thực phẩm này hoạt động bằng cách chống lại sự tấn công của vi khuẩn, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong cổ họng.
Cách sử dụng:
- Nhai 2 tép tỏi sống trong mỗi bữa ăn
- Giã tỏi lấy nước cốt và trộn chung với mật ong. Mỗi lần uống 1 thìa x 3 lần mỗi ngày.
Cách trị khan tiếng đau họng bằng quả lê
Lê có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trị ho, dưỡng âm bổ dịch. Ngoài ra, các thành phần vitamin C, PP, Photpho, Axit folic trong lê còn có tác dụng cải thiện sức khỏe, xoa dịu cổ họng và giảm tình trạng khàn tiếng.
Bạn có thể kết hợp lê với vỏ quýt chữa khàn tiếng theo cách sau:
- Chuẩn bị 2 quả lê, 20g vỏ quýt
- Lê gọt vỏ, ép lấy nước cốt. Vỏ quýt sắc kỹ với 200ml nước.
- Trộn lẫn nước lê và nước sắc vỏ quýt với nhau, chia uống 3 lần trong ngày.
Xem thêm: Thuốc ho Prospan có tốt không, gồm mấy loại ? Cách dùng, giá bán?
Chữa khàn tiếng bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc tây chính là một trong những cách chữa khan tiếng nhanh nhất nhưng được ưu tiên lựa chọn sau cùng khi tất cả các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. Tùy theo bệnh lý và các triệu chứng gặp phải, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Ibuprofen hoặc Naproxen là các thuốc được sử dụng nhiều nhất. Chúng có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm ở dây thanh âm.
- Corticosteroid: Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm viêm mạnh. Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được dùng trong ngắn hạn.
- Các thuốc khác: Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc tan đàm, thuốc giảm ho…
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc Tây y, bạn cần được bác sĩ khám và chẩn đoán nguyên nhân gây khàn tiếng. Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị và cách xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Phòng tránh bị mất tiếng như thế nào?
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, ngăn cho tình trạng khàn giọng, bị tắt tiếng bằng cách:
- Tập uống nhiều nước trong ngày, tránh để cổ họng bị khô.
- Ngưng hút thuốc lá, uống rượu, bia,… bởi đây là những tác nhân gây tổn thương vùng cổ họng và thanh quản.
- Giữ ấm cổ họng cả mùa đông lẫn mùa hè, giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Hạn chế nói trong thời gian dài, cần nghỉ ngơi đúng lúc. Không nói to, hét lớn hoặc hắng giọng bởi sẽ kích thích dây thanh quản.
Trên đây là những thông tin về bị tắt tiếng và cách chữa đơn giản tại nhà. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề bạn đang gặp phải mà lựa chọn phương pháp phù hợp và tích cực áp dụng để nhanh khỏi bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Bài Liên Quan