Bệnh viện Từ Dũ: 9 kinh nghiệm “vàng” người bệnh nên biết
Ngày cập nhật :18/11/2022
Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm thăm khám tại bệnh viện Từ Dũ. Bao gồm, địa chỉ bệnh viện Từ Dũ, lịch khám bệnh viện Từ Dũ, bằng giá khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ… Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nội Dung Chính
- 1 Đôi nét về Bệnh viện Từ Dũ
- 2 Số đồ bệnh viện Từ Dũ
- 3 Lịch khám Bệnh viện Từ Dũ
- 4 Quy trình khám bệnh
- 5 Kinh nghiệm đặt lịch khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ
- 6 Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ
- 7 Khám thai bệnh viện Từ Dũ đi Cống nào?
- 8 Khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ
- 9 Sinh con tại bệnh viện Từ Dũ có tốt không, chi phí bao nhiêu?
Đôi nét về Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là một trong những bệnh viện hàng đầu về sản phụ khoa ở khu vực phía Nam và cả nước. Là một bệnh viện công có uy tín về khám sản phụ khoa và đỡ sinh. Nên mỗi ngày bệnh viện đón hàng nghìn lượt bệnh nhân khám phụ khoa, thai phụ đến khám thai và sinh nở.
Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay, ra đời vào năm 1923. Đến năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Năm 1948, đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn.
Ngày 8/4/2004, bệnh viện được đổi thành bệnh viện Từ Dũ cho đến ngày nay.
Hiện nay, bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện chuyên khoa về phụ sản và hiếm muộn hàng đầu. Đồng thời là trung tâm phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam.
Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ
Tính đến ngày 1/10/2017, bệnh viện Từ Dũ có tổng số cán bộ là 2.186 người. Trong đó bao gồm 349 bác sĩ có trình độ đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đội ngũ y bác sĩ đều có kinh nghiệm chuyên môn phụ trách các chuyên khoa khác nhau trong bệnh viện.
Danh sách các bác sĩ tiêu biểu tại bệnh viện Từ Dũ:
- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Quang Thanh: Giám đốc bệnh viện.
- Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà: Khoa sản A.
- Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Kim Hoàng: Khoa Kế hoạch hóa gia đình.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Minh Tuấn.
- Bác sĩ CKI Trần Thị Nhật Vy.
- Bác sĩ CKII Nguyễn Song Nguyên: Khoa sản A
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trọng Hiếu: Giám đốc chương trình thụ tinh ống nghiệm.
- Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Minh Tuyết: Khoa Hậu sản N.
- Bác sĩ CKI Đặng Thị Trân Hạnh: Khoa cấp cứu.
- Thạc sĩ Ngô Thị Yên: Khoa khám bệnh.
- Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Minh Tâm: Đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ.
- Bác sĩ Cù Thị Loan: Khoa hiếm muộn.
- Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà: Trưởng khoa Phụ sản M.
- Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Ngọc: Phó trưởng khoa Hiếm muộn.
- Thạc sĩ Lê Thị Minh Châu: Trưởng khoa Hiếm muộn.
- Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Chí Thương: Khoa nội soi.
- Bác sĩ Ngô Thị Phương Mai: Trưởng khoa Sinh.
- Bác sĩ CKII Võ Thanh Nhân: Khoa Ung bướu phụ khoa
- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Thu Thủy.
- Bác sĩ CKII Lăng Thị Hữu Tiệp: Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Cầm: Bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phụ Sản Mê Kông. Phó chủ nhiệm bộ môn Sản phụ khoa tại trường ĐH Y Dược TPHCM.
Cơ sở vật chất
Thời điểm ban đầu, bệnh viện Từ Dũ được xây dựng với diện tích gần 20.000 m2. Dự kiến đến năm 2020, sau khi công trình xây mới lại các khu B, C được hoàn tất. Sẽ nâng tổng diện tích sàn xây dựng của bệnh viện lên đến 87.334, 59 m2.
Hiện nay, bệnh viện có tất cả 10 phòng chức năng, 20 khoa lâm sàng cùng với 67 khoa cận lâm sàng và khoa Dược. Sơ đồ phân bố hoạt động tại các tầng lầu của bệnh viện Từ Dũ như sau:
- Tầng hầm 1&2: Bãi giữ xe của bệnh viện
- Lầu 1: Khu theo dõi thai kì, siêu âm và khám sàn chậu dành cho đối tượng dịch vụ.
- Lầu 2: Khu khám bệnh phụ khoa và thực hiện siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho đối tượng dịch vụ.
- Lầu 3: Phòng chủng ngừa HPV, khoa Xét nghiệm di truyền học.
- Lầu 4: Bao gồm các khoa Tạo hình thẩm mỹ và thực hiện công tác phẫu thuật gây mê hồi sức.
- Từ lầu 5 đến lầu 11: Khoa hậu sản N dành cho đối tượng nội trú.
Tổng số giường tại bệnh viện từ 100 giường năm 1943 nay đã nâng lên hơn 1200 giường. Để đáp ứng cho nhu cầu điều trị của đông đảo bệnh nhân.
Bệnh viện Từ Dũ cũng được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị y tế và không ngừng cập nhật những công nghệ mới để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Các khoa/phòng tại bệnh viện Từ Dũ
Phòng chức năng
- Phòng quản lý chất lượng: Thực hiện công tác quản lý chất lượng tại bệnh viện
- Phòng Công nghệ thông tin: Trực tiếp tiếp nhận chỉ đạo từ ban Giám đốc và ứng dụng các phần mềm, công nghệ thông tin trong hoạt động thăm khám và điều trị tại bệnh viện.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Lên kế hoạch hoạt động cho các khoa phòng tại bệnh viện, giám sát việc thực hiện quy chế bệnh viện của các khoa phòng.
- Phòng Chỉ đạo tuyến: Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới và trình Ban giám đốc phê duyệt, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Xây dựng kế hoạch tổ chức bộ máy nhân lực, quản lý hồ sơ lý lịch nhân sự…
- Phòng Điều dưỡng: Tổ chức điều hành và giám sát hoạt động của các y tá, kỹ thuật viên cũng như các nữ hộ sinh
- Phòng Tài chính kế toán: Thống kê các khoản thu chi, lập dự toán, báo cáo thuế…
- Phòng Hành chánh quản trị: Chịu trách nhiệm sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng, lên kế hoạch mua sắm các thiết bị vật tư thông dụng.
- Phòng Vật tư – Thiết bị y tế: Mua sắm, bảo trì và thanh lý vật tư, thiết bị y tế.
Khoa lâm sàng
- Khoa Hiếm muộn;
- Khoa Sanh
- Khoa Phục hồi chức năng;
- Khoa Khám bệnh;
- Khoa Nội soi;
- Khoa Phụ;
- Khoa Kế hoạch hóa gia đình;
- Khoa Hậu sản;
- Khoa Ung bướu phụ khoa.
Khoa cận lâm sàng
- Khoa Dinh dưỡng tiết chế;
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Khoa Xét nghiệm;
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh;
- Khoa Xét nghiệm di truyền học;
- Khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào;
- Khoa Dược.
Thành tựu
Trong suốt những năm hoạt động, với sự cố gắng và nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ và công nhân viên. Bệnh viện Từ Dũ ngày càng nhận được sự tin tưởng từ phía bệnh nhân trong và ngoài nước. Bệnh viện cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em như:
- Năm 1998: Thực hiện thành công ca phẫu thuật tách đôi Việt Đức.
- Năm 1990: Triển khai ứng dụng phương pháp mổ nội soi phụ khoa.
- Năm 1996: Thành lập và chính thức đưa khoa Phục hồi chức năng trẻ sơ sinh vào hoạt động.
- Năm 1997-1998: Thực hiện thành công ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên với 3 em bé được trào đời.
- Năm 1998: Nhận giải thưởng KOVALEVXKAIA dành cho tập thể nữ nghiên cứu khoa học.
- Năm 2005: Được Nhà nước cấp giải thường về khoa học và công nghệ.
- Năm 2016: Nhận được bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Y Tế vì đã thực hiện xuất sắc công tác Cảnh giác Dược trong giai đoạn các năm 2011-2015.
- Ứng dụng thành công phương pháp Kangaroo giúp nuôi sống trẻ sơ sinh bị sinh thiếu nhiều tháng.
- Chẩn đoán được các rối loạn về di truyền, các dị tật bẩm sinh ở thai nhi bằng phương pháp chọc hút dịch ối trong bào thai và phân tích DNA.
- Hai lần đạt danh hiệu Anh hùng Lao động vào các năm 1985 và 2002.
- Nhận huân chương Lao động: Năm 1982 hạng Ba, năm 1985 hạng Nhì và năm 1989 hạng Nhất.
Xem thêm: [Bệnh viện Hòa Hảo]: Địa chỉ, lịch làm việc, quy trình, chi phí
Số đồ bệnh viện Từ Dũ
Sơ đồ cơ sở ở 284, Cống Quỳnh, Q.1 gồm:
- Khu A: Tầng trệt gồm X quang, khoa sản A. Tầng 1 là khoa sơ sinh và tầng 2 là phòng mổ.
- Khu B, C: Khoa phụ sản
- Tại khu D: Hành chính.
- Khu G: Khoa chống nhiễm khuẩn ở tầng trệt, tầng 1, 2 khoa sản C, tầng 3 khoa giải phẫu.
- Khu H: Tầng trệt chăm sóc khách hàng và khoa cấp cứu chống độc. Khoa sanh ở tầng 1 và khoa phẫu thuật gây mê hồi sức khỏe tầng 2. Từ tầng 3 – 7 là khoa hậu sản, và tầng 8 Labo thụ tinh ống nghiệm.
Tại địa chỉ 227, Cống Quỳnh có sơ đồ như sau:
- Khu M: Tầng trệt gồm nhà thuốc, xét nghiệm, quầy chỉ dẫn, thu ngân. Tầng 1 khoa chăm sóc trước sinh. Siêu âm tầng 2; tầng 3 khoa hiếm muộn; tầng 4 khoa kế hoạch hóa gia đình. Từ tầng 5 – 8 là khoa Nội soi.
- Sơ đồ khu M1: Khoa chẩn đoán trước sinh – khám thai tầng 1. Khám phụ khoa tầng 2, và tầng 3 soi tử cung.
Sơ đồ bệnh viện ở 119 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1:
- Tầng hầm 1, 2 nhà xe; tầng trệt gồm căng tin, quầy thuốc, thu ngân, tiếp nhận bệnh nhân.
- Khám dịch vụ, khám thai, khám sản, siêu âm tầng 1.
- Tầng 2: Khám dịch vụ gồm khám phụ khoa, xét nghiệm, siêu âm
- Tầng 3: Khoa xét nghiệm di truyền học, khám sản chậu, hội chẩn, tiềm ngừa HPV.
- Khoa tạo hình thẩm mỹ, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức tầng 4.
- Tầng 5 đến tầng 11 là khoa hậu sản N.
Lịch khám Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện có 5 cổng gồm: 1 cổng nội bộ chỉ dành cho nhân viên bệnh viện, 4 cổng ở 3 địa chỉ, mỗi địa chỉ có giờ hoạt động riêng, cụ thể như sau:
Cổng 1: 284 Cống Quỳnh, quận 1, TP. HCM
Hoạt động 24/7.
Cổng 2 – 3: 227 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. HCM
Cổng này dẫn vào khu M của bệnh viện. Tại đây, bệnh viện có tổ chức khám Bảo hiểm Y tế, thời gian khám ở từng khoa cụ thể như sau:
Khoa Chăm sóc trước sinh:
- Thứ Hai – Sáu: 7 – 16 giờ 30;
- Thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ.
Khám Phụ khoa:
- Thứ Hai – Sáu: 7 – 16 giờ 30;
- Thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ.
Khoa Xét nghiệm:
- Thứ Hai – Sáu: 7 – 19 giờ;
- Thứ Bảy: 7 – 17 giờ;
- Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ.
Khoa Hiếm muộn:
- Thứ Hai – Sáu: 7 – 17 giờ;
- Thứ Bảy: 7 – 16 giờ;
- Chủ nhật, ngày lễ, Tết: Nghỉ.
Cổng 4: Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. HCM
Đây là cổng nội bộ dành cho nhân viên.
Cổng 5: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. HCM
Đây là địa chỉ khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ và nhận đăng ký khám sản phụ khoa qua số tổng đài (028) 1081. Thời gian khám dịch vụ cụ thể như sau:
- Thứ Hai – Sáu: 6 – 18 giờ;
- Thứ Bảy: 7 – 16 giờ;
- Chủ nhật: 7 – 11 giờ
- Ngày lễ, Tết: Nghỉ.
Quy trình khám bệnh
Nội dung tiếp theo sẽ là những thông tin về quy trình khám bệnh tại bệnh viện.
Quy trình khám chữa bệnh có thẻ BHYT
Tùy vào từng đối tượng mà sẽ có quy trình khám chữa bệnh riêng biệt.
Đối với bệnh nhân ngoại trú
Địa điểm: Khu M – Khu khám bệnh số 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân mới
- Đến Quầy phát số thứ tự lấy số.
- Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng. Bản chính Chứng minh nhân dân, bản chính giấy chuyển viện.
- Bệnh nhân nhận tờ khai thông tin cá nhân và nhận bộ giấy duyệt Bảo hiểm y tế.
- Đến Quầy số 9 – Quầy A để duyệt BHYT. Nhận lại hồ sơ và nộp lại quầy từ số 1 đến 8 để nhập thông tin. Bệnh nhân được cấp số và đến phòng khám theo hướng dẫn.
Bệnh nhân tái khám
- Đến quầy phát số thứ tự lấy số.
- Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng. Bản chính Chứng minh nhân dân và bản chính giấy hẹn khám bệnh theo diện Bảo hiểm y tế.
- Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT. Đến Quầy số 2 để duyệt BHYT. Đến phòng khám bệnh theo quy trình đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01 lần).
- Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng. Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT.
- Sau khi được thanh toán BHYT, bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm…).
- Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Sau đó, mang trở lại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị.
Bệnh nhân chuyển tuyến
- Đến Quầy phát số thứ tự lấy số.
- Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng. Bản chính Chứng minh nhân dân và Giấy chuyển tuyến (bản chính).
- Bệnh nhân nhận số khám BHYT và bộ giấy duyệt BHYT. Đến Quầy số 2 để duyệt BHYT. ĐĐến phòng khám bệnh theo quy trình đối với bệnh nhân tái khám. (Giấy hẹn tái khám lại chỉ sử dụng 01 lần).
- Đến phòng khám, bệnh nhân được bác sĩ khám và cho thực hiện một số chỉ định cận lâm sàng. Bệnh nhân mang bộ hồ sơ đã duyệt BHYT và chỉ định đến Quầy số 2 (Khu M) để thanh toán BHYT.
- Sau khi được thanh toán BHYT. Bệnh nhân sẽ được thực hiện các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm…).
- Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lâm sàng. Mang trở tại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị.
Đối với bệnh nhân nội trú
Đối tượng: Bệnh nhân nhập viện tại Khoa cấp cứu hoặc nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn tại Khu Khám bệnh.
Bệnh nhân chuyển viện cấp cứu:
- Bệnh nhân nhập Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ từ bất kỳ đơn vị khám, chữa bệnh (KCB) nào chuyển đến. Đều được tiếp nhận và chăm sóc, điều trị chu đáo;
- Thân nhân đi cùng trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng. Giấy chuyển tuyến của người bệnh để làm thủ tục nhập viện theo quy định.
- Bộ phận tiếp nhận thuộc Khoa cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra thẻ BHYT về quy trình thông tuyến theo quy định của BHYT trước nhập viện.
Bệnh nhân nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn:
- Bệnh nhân được nhân viên Phòng Hội chẩn mang hồ sơ bệnh án và hướng dẫn đến khoa điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân trình thẻ BHYT tại Phòng trực của khoa điều trị (theo chỉ định của bác sĩ) để thực hiện các thủ tục và nhập viện theo quy định.
Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT
Quy trình đăng ký khám chữa bệnh như trên. Nhưng bệnh nhân không cần xuất trình thẻ BHYT khi thanh toán tại quầy thu ngân.
Kinh nghiệm đặt lịch khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ
Để chủ động và tiết kiệm thời gian hơn trong việc khám phụ khoa, khám thai. Bạn có thể đặt lịch khám hẹn giờ, khám dịch vụ Bệnh viện Từ Dũ. Thông qua số tổng đài (028) 1081 hoặc (028) 1068. Ngoài ra, bệnh viện có tổ chức khám và chích ngừa cho trẻ thông qua tổng đài 1900 7234.
Việc đặt lịch khám hẹn giờ qua tổng đài giúp bạn không phải chờ đợi như khi đến bệnh viện đăng ký khám thường, khám dịch vụ hay khám Bảo hiểm Y tế.
Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ
Như đã chia sẻ, bệnh viện Từ Dũ là một trong nhưng địa chỉ chữa vô sinh – hiếm muộn hàng đầu của cả nước. Do đó, việc nắm rõ kinh nghiệm khám hiếm muộn được rất nhiều cặp đôi quan tâm.
Quy trình khám hiếm muộn của Bệnh viện Từ Dũ
Quy trình cơ bản khám hiếm muộn như sau:
- Ghi đầy đủ thông tin chi tiết vào Phiếu đăng ký khám bệnh.
- Nộp lại phiếu đăng ký khám bệnh ở bàn nhận bệnh
- Nhận số thứ tự.
- Đóng tiền khám.
- Được hướng dẫn vào khám bệnh.
- Người vợ sẽ vào phòng khám khi bảng điện tử trước mỗi phòng khám hiện lên đúng số thứ tự của mình.
- Người sẽ được khám, tư vấn và cho làm xét nghiệm cae vợ và chồng.
+ Vợ: Khám phụ khoa, siêu âm tử cung và phần phụ.
+ Chồng: Thử máu, tinh dịch đồ
- Sau khi có kết quả của 2 vợ chồng, bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Những điều cần lưu ý:
- Nên đi khám cả 2 vợ chồng.
- Thông tin trên phiếu đăng ký cần ghi chính xác theo giấy tờ.
- Người chồng chỉ nộp giấy thử tinh dịch đồ sau khi có kết quả xét nghiệm máu.
- Người vợ sẽ chờ kết quả tinh dịch đồ của chồng để cùng được tư vấn cùng lúc 2 vợ chồng.
- Tất cả các kết quả xét nghiệm nộp tại bàn nhận bệnh, không nộp vào phòng khám.
- Khi tiến hành điều trị hiếm muộn, hai vợ chồng phải có giấy đăng ký kết hôn.
Địa chỉ: Khoa hiếm muộn – Tầng 3 – Khu khám M – 227 Cống Quỳnh, Quận 1.
Quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF)
Để thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Vợ chồng bạn đến khoa Hiếm muộn của bệnh viện làm hồ sơ bệnh mới và tiến hành các xét nghiệm sau:
- Khám phụ khoa, Pap, siêu âm;
- Xét nghiệm máu cơ bản: GS-Rh, HIV, HbsAg, BW;
- Tinh dịch đồ;
- Xét nghiệm nội tiết…
Vào buổi sáng ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, bạn nhịn đói đến bệnh viện. Lên tầng 8 (khu vực Thụ tinh trong ống nghiệm) làm thêm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê (kiểm tra tổng quát về sức khỏe) để chuẩn bị điều trị.
Dựa vào kết quả xét nghiệm, thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian điều trị thay đổi tùy từng phác đồ, dao động từ 3 – 7 tuần.
Khi trứng đạt yêu cầu, bạn được tiêm hCG để chuẩn bị chọc hút trứng. 36 – 40 giờ sau tiêm, bạn nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Cùng buổi sáng này, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy.
Chuyển phôi vào buồng tử cung được tiến hành 2 – 3 ngày sau chọc hút trứng. Nếu phôi dư, đạt chất lượng sẽ được trữ lại.
Sau đó, bạn tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 2 tuần sau, bạn quay lại bệnh viện thử máu xác định thai.
Nếu có thai, bạn sẽ được hẹn siêu âm sau 3 tuần kế tiếp.
Nếu bạn không có thai nhưng còn phôi trữ, bác sĩ sẽ cho bạn dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung cho những lần sau.
Xem thêm: [Bệnh viện bình dân] 11+ thông tin hữu ích khi thăm khám
Bằng giá khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ
Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những thành tựu to lớn của bệnh viện. Gieo niềm tin và hy vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Do đó, lượng bệnh nhân điều trị vô sinh hiếm muộn hằng ngày rất đông.
Tuy nhiên, vấn đề chi phí thụ tinh ống nghiệm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi không phải cặp vợ chồng nào cũng đủ tài chính để chi trả. Sau đây là bảng giá thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện:
- Chọc hút noãn: 3.600.000 đồng.
- Phí lưu giữ phôi/trứng/ tinh trùng (1 năm): 1.200.000 đồng.
- Sinh thiết tinh hoàn lấy tinh trùng + ICSI: 2.700.000 đồng.
- Thụ tinh ống nghiệm kỹ thuật IVF (chưa bao gồm môi trường nuôi cấy): 5.000.000 đồng.
- Thụ tinh ống nghiệm kỹ thuật ISCI (chưa bao gồm môi trường nuôi cấy): 5.400.000 đồng.
- Xin trứng – làm IVF/ICSI: 6.000.000 đồng.
- Phẫu thuật lấy tinh trùng thực hiện ICSI: 3.000.000 đồng.
- Kỹ thuật trữ lạnh phôi/trứng: 2.500.000 đồng.
- Kỹ thuật rã đông + chuyển phôi: 1.500.000 đồng.
Khám thai bệnh viện Từ Dũ đi Cống nào?
Khám thai bệnh viện Từ Dũ đi cổng nào? Bệnh viện Từ Dũ có 3 khu vực khám thai như sau:
Khoa chăm sóc trước sinh – Khu M
Địa chỉ: 227 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – 6: Sáng 7 giờ – 11 giờ, chiều 12h30 – 16h30.
- Thứ 7, chủ nhật, Lễ, tết không làm việc.
Khám thai dịch vụ – Khu N
Địa chỉ: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – thứ 6: 6 giờ – 18 giờ.
- Thứ 7: 7 giờ – 16 giờ.
- Chủ nhật: 7 giờ – 11 giờ
- Chiều chủ nhật, Lễ, Tết không làm việc.
Khám thai VIP – Khu N
Địa chỉ: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – 7: Sáng 7 giờ – 11 giờ, chiều 13 giờ – 16 giờ 30.
- Chủ nhật, lễ Tết không làm việc.
Khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ
Khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ là một trong những dịch vụ được nhiều chị em lựa chọn. Hiện bệnh viện có 3 khu vực khám phụ khoa như sau:
Khám phụ khoa – Khu M
Địa chỉ: Cổng 227 Cống Quỳnh, quận 1, TPHCM.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – thứ 6: Sáng 7 giờ – 11 giờ, chiều 12 giờ 30 – 16 giờ 30.
- Thứ 7, Chủ nhật, lễ, tết không làm việc.
Khám phụ khoa dịch vụ – Khu N
Địa chỉ: Cổng 191 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM.
Thời gian làm việc:
- Thứ 6 – 6: 6 giờ – 18 giờ.
- Thứ 7: 7 giờ – 16 giờ.
- Chủ nhật: 7 giờ – 11 giờ.
- Chiều chủ nhật, lễ tết không làm việc.
Khám phụ khoa VIP – Khu N
Địa chỉ: Cổng 191 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
Thời gian làm việc:
- Thứ 2 – 7: Sáng 7 giờ – 11 giờ, chiều 13h – 16 giờ 30.
- Chủ nhật, lễ, Tết không làm việc.
Sinh con tại bệnh viện Từ Dũ có tốt không, chi phí bao nhiêu?
Tại TPHCM, bệnh viện Từ Dũ là địa chỉ sinh uy tín được nhiều thai phụ lựa chọn để sinh. Hiện nay, bệnh viện có 2 loại hình dịch vụ sinh với các mức phí khác nhau:
- Sinh thường: Chi phí dao động từ 1-2 triệu đồng.
- Dịch vụ sinh gia đình: Với loại hình này, cho phép người nhà ở cùng sản phụ khi sinh. Chi phí dao động từ 2,5-3 triệu đồng (chưa bao gồm tiền phòng và tiền công đỡ sinh).
Cụ thể, mức chi phí sinh tại bệnh viện như sau:
- Sinh thường (NHS): 1.000.000.
- Sinh thường (BS): 1.500.000.
- Đẻ hút, kềm: 2.000.000.
- Sinh chỉ huy: 1.800.000.
- Sinh đa thai (đôi, ba): 2.000.000.
- Đẻ ngôi mông (thường): 2.000.000.
- Gây tê đẻ không đau: 600.000.
- May thẩm mỹ TSM thành sau (sinh thường hoặc mổ): 1.500.000.
- May thẩm mỹ TSM thành trước + sau (sinh thường hoặc mổ): 3.000.000.
Để việc thủ tục nhập viện diễn ra nhanh chóng, thai phụ trước khi nhập viện cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Nếu sản phụ có Bảo hiểm y tế (BHYT), photo 2 bản mỗi loại: Thẻ BHYT (có dán ảnh), thẻ gia hạn BHYT (không có dán ảnh)…
- Chứng minh nhân dân (bản gốc và phản photo), hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) của sản phụ.
- Hộ khẩu (bản gốc và bản photo) hoặc KT3 (nơi chấp thuận cho làm giấy khai sinh) của sản phụ.
- Sổ khám thai, các phiếu siêu âm, X quang, xét nghiệm ECG (nếu có). Các xét nghiệm khác đã từng thực hiện trong thai kỳ.
Trên đây là những thông tin về bệnh viện Từ Dũ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn đọc có những kinh nghiệm khi thăm khám tại đây.