Răn hổ ngựa có độc không – Cách xử lý khi bị rắn độc tấn công
Ngày cập nhật :17/08/2022
Trong số khoảng 3.000 loài rắn trên thế giới, chỉ có 15% – 20% loài có nọc độc hoặc chất tiết nước bọt độc hại cho con người. Việt Nam có khoảng 140 loài rắn, trong đó có khoảng 18 loài rắn độc ở đất liền và 13 loại rắn độc ở biển, một số loài rắn phổ biến như: Rắn hổ mang, rắn cạp lia, rắn hổ ngựa, rắn cạm nong, rắn chàm quạp… Vậy rắn hổ ngựa có độc không? Xử lý khi bị rắn tông công như thế nào?.Bạn đọc cùng tìm hiểu về rắn hổ ngựa hay còn gọi là rắn sọc dưa qua bài viết dưới đây để biết chúng có độc không nhé!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về rắn hổ ngựa hay còn gọi là rắn sọc dưa
Rắn hổ ngựa còn được gọi với cái tên khác là rắn sọc dưa
Rắn hổ ngựa có đầu không quá lớn cũng không quá nhỏ, thuôn dài, có màu nâu xám phân biệt rất rõ với màu cổ. Lưng của loài rắn này có màu nâu xám và có bốn đường màu đen chạy từ phần gáy xuống tới hơn nửa thân, hai đường giữa to và chạy liên tục, hai đường nhỏ bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn. Sau gáy của loài rắn này cũng có một đường đen chạy ngang qua. Từ phía mắt có ba đường đen nhỏ, hai đường chạy xiên xuống phía môi còn một đường chạy qua thái dương nối với vòng đen ở sau gáy.
Khi gặp kẻ thù hay các mối đe dọa gây nguy hiểm đến chúng thì loài rắn này có tính tự vệ rất đặc biệt. Chúng sẽ dựng đứng một phần ba thân lên khỏi mặt đất ngóc cao đầu cố xếp gấp và chuẩn bị tấn công. Loài rắn này dữ như hổ và nhanh như ngựa. Khi bỏ chạy chúng sẽ di chuyển với tốc độ rất cao.
Thức ăn ưa thích của rắn hổ ngựa là chuột, một số nơi còn gọi là rắn săn chuột. Chúng có thể đuổi theo chuột, vào trong hang chuột tấn công bằng những cú cắn rất đau. Do thức ăn chủ yếu là chuột nên rắn hổ ngựa cũng giúp ích cho người dân tiêu diệt chuột tránh việc mùa màng bị phá hoại
Loài rắn này thường đẻ trứng từ tháng 5-7, có khoảng từ 5-12 trứng trong ổ của chúng, ổ của rắn hổ ngựa thường trong bụi cây hay trên lá khô. Răn hổ ngựa có tập tính là canh trứng.
Vậy rắn hổ ngựa có độc không?
Rắn hổ ngựa (hay rắn sọc dưa) có độc không? mặc dù loài rắn này rất hung dữ, dễ kích động nhưng lại không có độc.Thường chúng ta sẽ gặp loại rắn này ở đồng bằng và trung du, chúng thường sống ẩn trong những hang của chuột đã bỏ hoang. Là một loài rắn rất sợ con người, chúng thường di chuyển rất nhanh để tránh xa con người. Khi bị cho là gặp nguy hiểm loài rắn này trở nên rất hung dữ và tấn công lại kẻ thù. Tuy không có răng nanh nhưng loài rắn này cắn rất đau và có thể chảy máu. Khi bị cắn nên rửa sạch vết thương, sát khuẩn.
Vì thế, khi bạn đi vào các bụi rậm nên chú ý để không bị tấn công bới rắn hổ ngựa
Khi bị rắn hổ ngựa cắn nên làm gì?
Bên cạnh vấn đề rắn hổ ngựa có độc không. Các bạn cũng cần biết cách xử lý khi bị rắn hổ ngựa cắn. Tuy rằng rắn hổ ngựa không có độc nhưng nếu khi bị rắn cắn phải thì cũng nên được sơ cứu những bước cơ bản, để các vết thương không bị nhiễm trùng.
- Bước 1: Xác định đó xem phải là rắn hổ ngựa (hay rắn sọc dưa hay không).
- Bước 2: Nếu đúng là rắn hổ ngựa, thì bạn chỉ cần rửa sạch vết thương, sau đó khử trùng bằng oxy-già, và băng gạc nếu vết thương hở lớn.
Trường hợp không xác định được đó là rắn hổ ngựa hay không thì bạn nên làm như sau:
Nếu bị rắn độc cắn, nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, người thực hiện sơ cứu nên tuân theo các bước sau:
- Hỗ trợ nạn nhân di chuyển ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
- Hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp việc này giúp sự lây lan của độc rắn trong cơ thể
- Nới lỏng quần áo và bỏ các trang sức trên người nạn nhân nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
- Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện
- Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
- Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
Cách phòng ngừa bị rắn tấn công
Rắn thường vào nhà người dân để trú ngụ do mưa lũ, mùa thu hoạch hoặc đêm dến. Do đó, khi đi đêm các bạn nên trang bị ủng, đi giày cao cổ và mặc quần dài. Sử dụng đèn pin quan sát kĩ khu vực di chuyển nếu đi ra ngoài vào ban đêm vào những nơi rậm rạp.
Tuyệt đối không sờ vào miệng rắn hay trêu chọc rắn kể cả khi rắn đã chết hay đã bị cắt rời.
Nếu muốn bắt rắn thì cần phải có đủ kỹ năng, dùng cây gậy dài và có móc, không cho phần đầu rắn tiếp xúc với cơ thể.
Không nên ngủ trực tiếp trên mặt đất, sàn nhà, quan sát kĩ trước khi nằm hay ngồi một chỗ nào đó.
Kiểm tra nhà thường xuyên xem rắn có vào nhà không, dọn dẹp nhà để tránh làm nơi trú ngụ cho rắn
Nếu gặp rắn, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt bởi đặc tính của rắn chỉ tấn công khi bị đe dọa và sẽ bỏ đi khi thấy con người.
Rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm, do đó không nên cố bắt hay giết chết rắn.
Tổng kết
Nếu gặp rắn, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt bởi đặc tính của rắn chỉ tấn công khi bị đe dọa và sẽ bỏ đi khi thấy con người. Rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm, do đó không nên cố bắt hay giết chết rắn. Trên đây là những thông tin hữu ích về rắn hổ ngựa có độc không. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và cách xử lý khi bị rắn tấn công.
Bài Liên Quan